Cập nhật vào 06/11
Từ tuần thứ 18 do sự phát triển của thai nhi khiến trọng lực cơ thể của bạn thay đổi. Từ đó dáng đi của bạn cũng sẽ hơi khác so với bình thường.
Bắt đầu từ tuần thứ 18, với sự phát triển của thai nhi, cơ thể mẹ cũng có sự thay đổi ngày càng rõ rệt hơn: độ lớn của bụng, dáng đi, chân có thể bi sưng phù, đau lưng… Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết hơn trong bài viết dưới đây của suckhoethainhi.info.
Sự phát triển của thai nhi tuần 18
Lúc này, bé dài khoảng 13,5 cm nếu tính từ đỉnh đầu xuống tới mông. Vẫn có lớp dịch màu trắng mỏng phủ khắp cơ thể bé như trước. Bé sẽ bị bao quanh bởi nước ối, khoảng 320ml với nhiệt độ để duy trì thì cao hơn so với cơ thể bạn một chút. Điều này sẽ giúp cho bé cảm thấy ấm áp hơn.
Bước sang tuần thứ 18 thì thính giác của bé được hình thành, bé sẽ nghe được những tiếng ồn ào từ bên ngoài cổ tử cung. Lúc này, hãy nói chuyện thường xuyên với bé để bé nhận ra giọng của bạn nhé!
Việc trò chuyện với bé, kể chuyện hay cho bé nghe nhạc có thể giúp não trẻ kích thích sự phát triển. Hãy quan tâm đến bé ngay khi nó còn nằm trong bụng mẹ. Bé sẽ đều nhận thức được sự quan tâm và che trở của bạn dành cho mình đó.
Bạn bắt đầu cảm nhận được những cú đạp, nhào lộn một các rõ ràng hơn. Sự phát triển của bé mạnh mẽ hơn, hoạt động cũng hăng hái hơn. Khi đó bạn sẽ biết rằng, con mình đang rất khỏe mạnh và đáng yêu.
Hãy cùng chồng tận hưởng cảm giác bàn chân bé nhỏ của bé đạp vào bụng mình, vùng da bụng thay đổi. Thật là một cảm giác hạnh phúc và sung sướng phải không nào?
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về tuần thai thứ 17 tại: Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi tuần thứ 17.
Những chú ý dành cho bà bầu tuần thứ 18
Trong quá trình mang thai tuần thứ 18 này thì các bà bầu cũng cần hết sức chú ý đên sức khỏe của bản thân mình. Vì bản thân mình mà không khỏe sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi đang ở trong bụng.
Tư thế đi là thứ bạn dễ dàng nhận thấy nhất khi mang thai tuần thứ 18. Dáng đi của bạn có phần hơi khòm lung. Do việc bụng bầu ngày càng lớn. Bạn chỉ cần chú ý một chút để điều chỉnh tư thế đi là được.
Thời kỳ này do nội tiết tố thay đổi nên chân bạn có thể bị sưng phù. Bạn sẽ phải tạm biệt những đôi giày cao gót và nên thay vào đó những đôi giày bệt, đến bằng để đảm bảo việc đi lại an toàn.
Hãy mang tất thường xuyên để hỗ trợ chân khỏi lo bệnh giãn tĩnh mạnh. Cũng nên thả lỏng cơ thể, nghỉ ngơi thường xuyên, không nên đi đứng quá lâu.
Ăn uống cần bảo bảo chất dinh dưỡng, uống thật nhiều nước và các chất xơ như ngũ cốc, rau, trái cây. Đặc biệt, không nên nhịn đi vệ sinh quá lâu vì nó có thể gây ra những căn bệnh không đáng có.
Việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách không những tốt cho mẹ còn tốt cả cho con trong bụng nữa. Nó ảnh hưởng tới sự phát triển cân nặng và sự phát triển của trẻ bên trong bụng.
Đau lưng là bệnh dễ mắc phải trong thời kỳ này, nên hãy học cách bảo vệ lưng và luyện tập một cách phù hợp. Những sinh hoạt hàng ngày cũng cần chú ý không nên mang vác nặng. Đặc biệt cần có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, tránh bị mệt hay stress quá mức.
Nếu như bị đau lưng thì có thể chườm nóng, luyện tập thể dục và tắm bằng nước ấm để thư giãn cơ thể, trong trường hợp triệu chứng kéo dài không khỏi thì hãy đi gặp bác sĩ để làm vật lý trị liệu.
Bạn hay học cách trò chuyện với còn, tham gia các lớp học về dinh dưỡng hay luyện tập trước khi sinh. Ở đó bạn có thể giao lưu với những bà bầu khác để cùng chia sẻ kinh nghiệm cũng như được hướng dẫn về chế độ nghỉ ngơi chăm sóc bản thân vào thời kỳ này.
Bài viết được tổng hợp và chia sẻ tại 9 tháng 10 ngày.