Ở tuần thứ 15 này em bé đang phát triển theo từng này. Lúc này hình dáng của bé đã hoàn thiện hơn, đặc biệt lúc này những biểu hiện trạng thái cảm xúc khác nhau.
Trong tuần mang thai thứ 15 sự phát triển của thai nhi có gì mới hơn. Tại thời điểm này thì bé đã lớn như thế nào và nặng được bao nhiêu. Các mẹ băn khoăn trong thời gian đó bé có thêm những cử động gì mới hơn, hãy cùng suckhoethainhi.info tìm hiểu các thông tin dưới đây.
1. Sự phát triển của thai nhi ở 15 tuần tuổi
Kích thước của bé chưa có thay đổi rõ rệt so với tuần 14: Tính từ đỉnh đầu đến mông, lúc này bé yêu của bạn đã dài khoảng 10 cm và nặng khoảng 70g. Tuy nhiên các bộ phần trong cơ thể đang phát triển nhanh đáng ngạc nhiên so với các tuần trước như phần chân của bé đang ngày càng dài hơn cánh tay, tất cả các khớp xương và tứ chi của bé đã có thể di chuyển linh động. Mặc dù mắt của bé trong tuần này vẫn còn đóng như tuần trước nhưng bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về bé tại thời gian này trong bài viết: Sự phát triển của thai nhi ở tuần tuổi thứ 14
Bé còn mọc rất nhiều lông tơ, bao phủ toàn bộ cơ thể và giúp bảo vệ làn da của bé. Lông tơ thường biến mất trước khi bé chào đời. Nhưng ở một số bé sơ sinh (nhất là bé sinh non), lông tơ có thể còn xuất hiện trên vai, lưng, trán. Khoảng một tuần (hoặc hơn) sau sinh, lớp lông tơ này cũng biến mất. Tóc của bé cũng bắt đầu phát triển và có màu riêng biệt.
Điều đáng chú ý ở tuần này bé đã biết nắm tay và liếc mắt, biết biểu cảm qua nét mặt và mút ngón tay cái. Dấu hiệu mọc tóc là một biểu hiện đánh dấu sự hoàn thiện từng ngày của thai nhi trong tuần này.
Sự phát triển của bé trong tuần thứ 15
Ở tuần tuổi này, bé cũng bắt đầu có bộ xương cứng, được chuyển từ dạng sụn mà thành. Bé vẫn sẽ tiếp tục hấp thụ canxi. Xương của bé trở nên linh hoạt nhưng vẫn đủ mềm để chui qua âm đạo của mẹ, khi mẹ sinh thường. Xương của bé chỉ đủ độ cứng khi bé bước vào tuổi tập đi. Đôi tai của bé gần như đã ở đúng vị trí. Bé có khả năng quay đầu. Bé còn có thể dùng tay tạo thành nắm đấm hoặc lấy ngón tay chỉ chân mình. Mặc dù những hành động này không có ý thức.
2. Những thay đổi của mẹ bầu khi sang tuần 15
Khi bạn mang thai ở tuần 15 thì ai cũng có thể nhận ra bụng của bạn đang to ra theo từng ngày. Bà bầu trong giai đoạn này có thể ngủ ngon hơn do bụng chưa quá lớn và bàng quang chưa bị chèn ép nhiều. Nhưng sẽ có một số triệu chứng xuất hiện có thể làm bạn lo lắng.
Da mặt bạn có thể có chút thay đổi, phần mũi của bạn có thể to và đỏ như quả cà chua vì sự thay đổi nội tiết tố và lưu lượng máu tăng lên. Có thể có người mang thai cũng bị chảy máu cam đó là do khối lượng máu tăng lên và mở rộng mạch máu trong mũi. Nếu gặp phải trường hợp này bạn đừng nên lo lắng vì đây là tình trạng phổ biến mà hầu hết phụ nữ khi mang thai đều mắc phải.
Khi mang bầu tuần thứ 15 phần mũi của các mẹ có thể bị to và đỏ hơn
Những cử động đầu tiên của con sẽ giống như bọt bong bóng hoặc là một con bướm đậu vào. Vì thế có thể các mẹ sẽ nhầm lẫm tới những chuyển động này như những cơn chướng bụng hay đói bụng. Nếu để ý thường xuyên chắc chắn bạn sẽ cảm thấy được sự khác biệt rõ rệt của bé so với sự chuyển động của hệ tiêu hóa đó.
Mẹ bầu có thể trải qua một số bất thường ở trực tràng như có ra máu một chút khi đi đại tiện, đây là triệu chứng của bệnh trĩ. Nguyên nhân là do khi bị chèn ép, trực tràng sẽ bị giãn tĩnh mạch, sau đó bị phình lên và chảy máu. Bệnh trĩ là một lý do khiến bà bầu khó ngủ kèm những cơn đau lưng mỗi đêm.
Tử cung lớn lên chèn ép lên hệ thống ruột của mẹ. Nếu mẹ bầu mắc chứng táo bón, cố gắng tăng cường uống nước cam và ăn rau củ chứa chất xơ.
Bạn cũng có thể bị “viêm mũi thai kì”, nếu bạn có các triệu chứng như tắc, ngạt mũi. Đây là kết quả của những thay đổi về nội tiết và sự tăng lên của lưu lượng máu trên màng nhầy của mũi. Nhiều thai phụ còn bị chứng chảy máu mũi, do lưu lượng máu ở mũi tăng lên làm cho các mạch máu ở mũi mở rộng ra.
3. Bố mẹ nên làm gì khi thai nhi được 15 tuần tuổi?
Hãy chuyển tư thế ngủ trong giai đoạn này. Do càng ngày bụng của bạn càng to ra trong suốt quá trình mang thai nên việc tìm được một tư thế ngủ thoải mái trở nên khó khăn hơn. Một số người thậm chí sẽ cảm thấy khó thở khi nằm ngủ. Trong khi đó nằm sấp sẽ tạo áp lực mạnh đối với em bé đang lớn. Đó chính là một nguyên nhân để bạn có thể làm quen với cách nằm nghiêng từ bây giờ. Khi thai lớn, bạn có thể sử dụng một vài chiếc gối mềm và nhỏ để nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Có thể kê gối sau lưng hay giữa hai đầu gối để thoải mái và ít căng bụng.
Về chế độ dinh dưỡng, những bữa ăn với nhiều thực phẩm giàu chất xơ và phô mai sẽ tăng lượng chất mà bé cần, đồng thời xây dựng hệ thống tiêu hóa của bé hoàn thiện hơn. Mẹ cần khoảng 300 calo mỗi ngày. Tăng cường rau củ trong khẩu phần ăn các mẹ nhé. Tự thưởng cho mình vài món tráng miệng nhưng hãy chắc chắn là ăn chúng ít nhất vài giờ trước khi đi ngủ bởi chứng ợ nóng sẽ khiến các mẹ khó có một giấc ngủ ngon.
Trong khoảng thời gian này, bà bầu nên định kì đi khám bác sĩ để kiểm tra bé có phát triển bình thường không, cũng như việc theo dõi sự phát triển cân đối của người mẹ. Muốn được đảm bảo chắc chắn thì bà bầu có thể đi khám ở nhiều điểm khác nhau để có cái nhìn chính xác hơn về tình trạng em bé lúc này.
Lưu ý rằng nếu không được cùng một người đo, kết quả biểu đồ về chiều cao tử cung, thước đo phát triển của bé sẽ không được chính xác. Trong khoản thời gian này các ông bố cũng nên nói chuyện với thai nhi sẽ có tác động vô cùng to lớn cho sự phát triển về sau.
Những thông tin về các giai đoạn phát triển khác của bé bạn có thể tham khảo tại: 9 tháng 10 ngày của chúng tôi.