Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Sự phát triển của thai nhi ở tuần tuổi thứ 14

0

Đối với việc chuẩn bị làm mẹ vô cùng thiêng liêng và hạnh phúc, tuy nhiên bạn chưa biết phải chuẩn bị gì và làm gì trong quá trình mang thai của mình.

Hãy cùng suckhoethainhi.info tìm hiểu sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 14 này nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về sự phát triển của bé tại tuần thứ 13 tại: Sự phát triển của thai nhi ở tuần tuổi thứ 13

1. Sự phát triển của thai nhi

Bước sang tuần tuổi 14, khoảng cách từ đầu đến mông đã dài khoảng 10cm, bằng cỡ quả chanh tây và nặng khoảng 70g. Bé đang duy trì việc di chuyển nước ối thông qua mũi và đường hô hấp trên, giúp các túi khí sơ khai trong phổi bắt đầu phát triển.

Cơ thể bé đã sản xuất nước tiểu và thực tế là bé vừa “tè” vào nước ối lại vừa “hít” nước ối vào phổi. Khi bạn chạm vào bụng (khu vực gần dạ dày), bé đã có những cảm giác ở da.

Chân của bé đã phát triển dài hơn cánh tay và bé có thể cử động tất cả các khớp và chân tay. Mặc dù mí mắt vẫn khép chặt, nhưng bé đã cảm nhận được ánh sáng. Ví dụ, nếu bạn rọi đèn pin vào bụng mình, bé sẽ di chuyển tránh tia sáng.

Vị giác của bé đã hình thành mặc dù không có gì để bé nếm lúc này. Đặc biệt nếu bạn siêu âm trong khoảng thời gian này đã có thể biết được con mình là trai hay gái. Lúc này bé có thể co hoặc xoay người lại.

Thai nhi tuần 14

Thai nhi tuần 14

Tuần này, các cơ quan sinh sản phát triển mạnh mẽ. Tuyến tiền liệt hình thành. Nếu thai nhi mang giới tính nữ thì buồng trứng hạ xuống vùng chậu từ ổ bụng và trong buồng trứng, bé đã có khoảng 2 triệu quả trứng và cho đến khi bé chào đời sẽ chỉ có thêm 1 triệu quả trứng nữa. Những trứng này sẽ trưởng thành khi bé lớn lên và chỉ chín khoảng 200.000 quả trong suốt cuộc đời mà thôi.

2. Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

Mẹ bầu đã bước vào giai đoạn thai kỳ thứ 2, giai đoạn kéo dài từ tháng thứ 4 đến hết tháng thứ 6. Ở giai đoạn này, nguy cơ sẩy thai đột ngột và các triệu chứng ốm nghén đã giảm hẳn. Mẹ có thể lại “yêu” chồng khi năng lượng sống đang ngày càng trở nên dồi dào trong huyết quản.

Cùng với sự phát triển của thai nhi, mẹ đã tăng khoảng hơn 2 kg và đã quen với những biến đổi của cơ thể khi mang thai, nhưng thỉnh thoảng vẫn có thể bị ngạc nhiên bởi những triệu chứng không mong đợi. Ví dụ, khi mũi ửng đỏ, mẹ có thể nghĩ là ảnh hưởng kết hợp của những thay đổi nội tiết tố và tăng lưu lượng máu qua màng nhầy mũi. Tình trạng này rất phổ biến, gọi là viêm mũi khi mang thai. Một số phụ nữ còn bị chảy máu mũi do tăng khối lượng máu và giãn mạch máu trong mũi.

Nếu thực hiện chọc ối thì khoảng giữa từ thời điểm này tới khi thai được 18 tuần là thời điểm thích hợp nhất. Xét nghiệm này có thể xác định hàng trăm rối loạn gen và nhiễm sắc thể. Nếu mẹ quá hồi hộp chờ đợi kết quả thì có thể yên tâm khi biết rằng hầu hết phụ nữ đều nhận được tin tốt.

Mẹ và bố có thể đang cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày này do những khó chịu về thể chất giảm bớt và lấy lại sức lực. Đây là giai đoạn tuyệt vời của thai kỳ! Ngoài ra có thể đi bơi nhẹ nhàng vào khoảng thời gian này, việc vận động nhẹ nhàng dưới nước sẽ giúp bạn cảm giác thư giãn hơn rất nhiều và tránh được các cơn đau do chuột rút.

Hình ảnh bé trong tuần thứ 14

Hình ảnh bé trong tuần thứ 14

3. Điều nên làm trong tuần thai thứ 14

Ở thời kỳ này, về chế độ dinh dưỡng, các mẹ hãy chú ý bổ sung cho cơ thể những thức ăn hoàn hảo như là: nho khô, hạt hướng dương, hạt bí và trái cây khô. Những chất béo này không chứa cholesterol và giúp bé con trong bụng có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết. Bây giờ bé cần rất nhiều chất đạm và sắt để phát triển. Hai chất này có nhiều trong trứng gà và cải bó xôi.

Một nguồn khác cũng rất dồi dào chính là thịt, cá và ngũ cốc. Tăng cường thêm vitamin C với các loại trái cây vì chúng giúp hấp thu sắt cho cơ thể bé và mẹ. Cơ thể mẹ đang nuôi một mầm sống vì thế bạn rất dễ nhiễm khuẩn từ thực phẩm. Những siêu vi này có thể gây hại cho sự phát triển của bé. Nếu thấy khó lòng từ bỏ những thực phẩm nguy cơ cao thì hãy lưu ý cách chế biến chúng nhé!

Nói chuyện với bé là cách tuyệt vời để bắt đầu kết nối với bé. Nếu cảm thấy tự nói chuyện một mình có vẻ không thoải mái, bạn hãy tường thuật những hoạt động trong ngày của mình, đọc một cuốn sách, tạp chí, nhật báo hoặc chia sẻ những ước muốn thầm kín của bạn với bé.

Việc cha mẹ thường xuyên nói chuyện với bé chính là cách luyện tập rất tốt để khi con cái chào đời sẽ phát triển tốt những kỹ năng ngôn ngữ. Đặc biệt giúp cha mẹ gần con cái hơn và sẽ có những sự gắn kết thiêng liêng vô cùng hạnh phúc trong quá trình mang thai.

Tốt nhất nếu cảm thấy mệt mỏi nên nằm nghe thư giãn các bản nhạc không lời sẽ giúp kích thích trí não của trẻ khiến cho trẻ thông minh hơn và đồng thời mẹ con được gắn kết hơn. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng thích được yêu thương mà.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.