Sang tuần 14 này, bé đã dài khoảng 10cm và nặng chừng 70g. Đây là những tuần dễ chịu của thai kỳ, mẹ có thể tranh thủ tập thể dục hoặc đi du lịch trước khi đón bé ra đời.
Trong tuần thứ 14, em bé bắt đầu có thể thực hiện các chuyển động mắt qua hai bên. Tuy nhiên mí vẫn còn khép kín nhằm bảo vệ mắt nhưng những cơ quan kiểm soát mắt thì bắt đầu làm việc rồi. Nếu có ánh sáng chiếu mạnh qua thành bụng thì chúng sẽ tác động mạnh lên mắt của trẻ.
Đối với việc chuẩn bị làm mẹ vô cùng thiêng liêng và hạnh phúc, tuy nhiên bạn chưa biết phải chuẩn bị gì và làm gì trong quá trình mang thai của mình. Hãy cùng suckhoethainhi.info tìm hiểu sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 14 này và những lưu ý quan trọng nhất dành cho mẹ bầu nhé.
1. Khám định kỳ
Trong thời kỳ thai nhi tuần thứ 14 hẳn bạn đã có vài cuộc hẹn khám thai rồi. Và chắc chắn không thể thiếu ở quy định khám thai vào giai đoạn đầu chính là việc làm xét nghiệm máu. Nếu như bạn chưa làm được các xét nghiệm này hay vì một lý do nào đó mà bỏ lỡ, tốt nhất hãy nói chuyện tới bác sỹ và nên có một cuộc xét nghiệm lại.
Quan trọng nhất đó chính là việc bạn cần phải được kiểm tra về độ miễn dịch đối với một số loại bệnh hay xác định được nhóm máu cũng như công thức máu của mình. Đồng thời qua đó kiểm tra sức khỏe của thai nhi để biết rõ tình hình sức khỏe của cả mẹ và con như thế nào.
Trong trường hợp nếu thai nhi có vấn đề về các nhiễm sắc thể thì bạn cần phải làm xét nghiệm CVS tức là lấy mẫu nhau thai để kiểm tra hay bạn có thể làm phương pháo chọc dò nước ối.
2. Chuẩn bị tâm lý cho việc em bé chào đời
Đây chính là giai đoạn mà bạn cảm thấy em bé một cách thực tế và rõ ràng hơn rất nhiều. Khi lấy lại được năng lượng thì có thể tập trung vào các việc cần thiết hơn. Lúc này hãy tìm hiểu về chế độ nghỉ thai sản của bản thân, cần có kế hoạch quản lý chi tiêu sau này tránh nhiều vấn đề phát sinh mà bạn không xử lý kịp thời.
Nên tranh thủ tìm hiểu các dịch vụ chăm sóc em bé bởi bạn sẽ phải cần tới nó nếu như không có ai đỡ đần. Hãy tổ chức lại phòng ốc của nhà mình và phân chia đâu là phòng của em bé, bạn sẽ cho bé chung phòng với vợ chồng hay cho bé tách riêng… Hãy dành thời gian thảo luận cũng như sắp xếp việc đó với chồng của mình.
3. Lưu ý các thay đổi nhỏ trong cơ thể
Vào tuần này chóp trên tử cung của bạn cao hơn mức bình thường, so với xương chậu 16cm. Tức là bụng của bạn bắt đầu nhô cao rõ ràng và dễ nhận ra việc bạn đang mang trong mình một em bé.
Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy được rằng nướu răng của bản thân mình nhạy cảm hơn mức bình thường, có thể dễ bị chảy máu. Hãy thay đổi bàn chải đánh răng nhé, tốt nhất chỉ nên sử dụng loại mềm thôi.
Mẹ bầu cũng dễ bị táo bón hơn hoặc có triệu chứng khó tiêu hơn. Sử dụng nước, chất xơ cũng như trái cây, rau củ ngũ cốc. Tập thể dục một cách đều đặn và sử dụng các biện pháp tự nhiên để giữ sức khỏe tốt nhất cho thai nhi và mẹ.
Trong tuần mang thai thứ 14 dịch âm đạo cũng tiết ra nhiều hơn và gây mùi khó chịu tuy nhiên đây không nhất thiết là dấu hiệu của việc nhiễm trùng. Thai của bạn có màu trắng đục hoặc trong thì không cần phải lo lắng đâu, trừ khi nó có mùi hoặc gây ngứa. Thậm chí có thể sản xuất ra các chất nhầy ở trong âm đạo giúp bảo vệ viêm nhiễm…
4. Sự thay đổi về cảm xúc
Việc bạn làm mẹ và trong quá trình mang bầu bạn sẽ cảm thấy dường như em bé đang chiếm hết cơ thể của mình. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khó mà tập trung vào công việc ở công ty cũng như ở nhà, bởi lúc này dường như tất cả tâm trí của bạn đang đổ dồn vào em bé trong bụng. Yên tâm bạn đừng lo lắng bởi đây không phải là tâm lý duy nhất của bản thân, các bà bầu thường mắc phải tình trạng chung đó.
Việc có con sẽ mang tới sự thay đổi của mối quan hệ trong gia đình mình. Tất cả việc này đều sẽ bình thường, bởi nó sẽ phản ánh một mốc khá quan trọng trong cuộc sống của bạn khi bạn trở thành người mẹ và người vợ trong gia đình.
5. Chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ
Ở thời kỳ này, về chế độ dinh dưỡng, các mẹ hãy chú ý bổ sung cho cơ thể những thức ăn hoàn hảo như là: nho khô, hạt hướng dương, hạt bí và trái cây khô. Những chất béo này không chứa cholesterol và giúp bé con trong bụng có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết. Bây giờ bé cần rất nhiều chất đạm và sắt để phát triển. Hai chất này có nhiều trong trứng gà và cải bó xôi.
Một nguồn khác cũng rất dồi dào chính là thịt, cá và ngũ cốc. Tăng cường thêm vitamin C với các loại trái cây vì chúng giúp hấp thu sắt cho cơ thể bé và mẹ. Cơ thể bạn đang nuôi một mầm sống vì thế bạn rất dễ nhiễm khuẩn từ thực phẩm. Những siêu vi này có thể gây hại cho sự phát triển của bé. Nếu thấy khó lòng từ bỏ những thực phẩm nguy cơ cao thì hãy lưu ý cách chế biến chúng nhé!
6. Tiêm vaccine phòng bệnh cúm
Trong thời gian này có bệnh dịch cúm phổ biến, tốt nhất hãy tiêm chủng vắc xin, bởi vắc xin sẽ không có hại cho thai nhi mà đồng thời còn giúp bảo vệ được cả mẹ trong quá trình mang thai.
7. Đừng quên sử dụng kem chống nắng
Các mẹ cần chú ý tới làn da của mình và đừng quên sử dụng kem chống nắng nhé, bởi thời gian này dễ nổi các đốm tàn nhang hoặc các nốt ruồi sậm màu hơn. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm mang thai không gây hại cho thai nhi, bạn có thể tìm hiểu và sử dụng một cách an toàn theo hướng dẫn.
8. Tập thể dục
Tham gia những lớp học tiền sản với các bài tập yoga và thể dục nhẹ, nó giúp bạn chống chọi với những cơn co thắt và những cơn đau nhức thai kỳ rất hiệu quả.
Tiếp tục tăng cường các bài tập Kegel rèn luyện cho các cơ âm đạo và tầng sinh môn sẽ giúp ngăn ngừa tiểu không tự chủ, kích thích sự đàn hồi và làm giảm rách tầng sinh môn trong khi sinh. Chỉ cần dành một vài phút với một hoặc hai lần mỗi ngày là bạn đã đạt được kết quả rèn luyện tích cực.