Cập nhật vào 27/02
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người khiến cho cha mẹ lo lắng, tuy nhiên với những vết mẩn đỏ khác nhau mà mức độ nguy hiểm với bé khác nhau. Thế nên cha mẹ cần phải tìm hiểu kĩ về nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý khi bé yêu bị mẩn đỏ trên da để xử lý kịp thời nhất.
Bé yêu nhà bạn mọc những nốt mẩn đỏ trên da không rõ nguyên nhân, điều này làm cho phần lớn cha mẹ đứng ngồi không yên, lo lắng cho con mình bị bệnh lý về da. Nhưng nhiều khi chỉ do thời tiết thay đổi, làn da non nớt của bé rất dễ bị mẩn đỏ, thế nên cha mẹ nên nắm chắc các dấu hiệu, tìm ra nguyên nhân để giúp bé chữa mẩn đỏ hiệu quả nhất.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ
+ Mụn kê: mụn kê là bệnh da liễu rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Khi bé được khoảng 3 tuần tuổi, da mặt bé nổi lên những nốt sưng tấy, nhìn như những cái nhọt, thường xuất hiện trên má, trán và thái dương của bé.

+ Dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi, độ ẩm thất thường làm cho làn da bé giãn nở gây kích ứng. Trời lạnh hoặc khô hanh khiến cho làn da bé quá khô dễ bị ngứa, kích ứng và sưng tấy. Mùa hè nóng nực, độ ẩm cao sẽ làm cho bé bị mẩn đỏ, rôm sảy.
+ Chàm: khi bé được 1 – 5 tháng tuổi, bé có thể bị chàm do da bé bị khô, dị ứng nên xuất hiện chàm ở hai bên má và tay chân.
+ Cơ địa: trẻ sẽ có những vết mẩn đỏ khi bị dị ứng sữa, dị ứng với các thực phẩm tiếp nạp vào cơ thể.
+ Mẩn đỏ ở rãnh giữa hai mông: dân gian hay gọi tình trạng này là “hăm”, bé bị đọng nước tiểu, mồ hôi hoặc do đeo tã bẩn nên xuất hiện những nốt đỏ phồng lên ở kẽ mông.
+ Mẩn đỏ ở gáy, lưng, rốn: những vết mẩn đỏ xuất hiện ở những khu vực này thường là do bé mặc tã quá chật, ít vệ sinh cơ thể ở những vị trí này.
+ Mẩn đỏ ở miệng: khi bé bú sữa, nếu khóe miệng bé không được lau sạch thì sẽ bị mẩn đỏ ở hai khóe miệng, vi khuẩn nấm xuất hiện ở đây là khiến cho bé đau rát, khó chịu khi ăn uống.
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ
Cha mẹ nên thường xuyên để ý đến những dấu hiệu trên da bé, đặc biệt là những nốt mẩn đỏ để giúp bé chữa trị nhanh nhất, tránh cho bé sự khó chịu, ngứa ngáy và mẩn đỏ lan ra nhiều hơn. Cha mẹ có thể xác định được nguyên nhân gây mẩn đỏ cho bé, với các trường hợp mẩn đỏ nặng, lan ra toàn thân, cha mẹ nên cho bé khám và kiểm tra bởi các xét nghiệm để tìm ra được cách điều trị hiệu quả nhất bởi bác sĩ, tránh điều trị tại nhà không hiệu quả, ảnh hưởng đến làn da của bé.
+ Tùy theo nguyên nhân gây mẩn ngứa, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé sử dụng các loại thuốc bôi phù hợp với sự non nớt của làn da bé. Các loại thuốc bôi da này cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không mua tùy tiện về bôi, nhất là loại thuốc có chứa corticoid hay kháng histamin, sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

+ Tránh cho bé gãi lên những vùng da tổn thương, bé khi bị mẩn đỏ thường kéo theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, bé sẽ vô thức gãi lên những vùng da đó và làm cho vùng da tổn thương nặng nề hơn. Thế nên khi bé đang được bôi thuốc, cha mẹ nên để ý không cho bé chạm vào vùng da sẽ làm giảm tác dụng thuốc.
+ Cha mẹ thường xuyên vệ sinh da bé luôn sạch sẽ, không bị nắng gió, vi khuẩn tấn công.
+ Khi bé đang bị mẩn ngứa, quần áo của các bé nên mặc cần rộng rãi, mềm mại, chất liệu thoáng mát.
+ Mẹ nên quan tâm tới chế độ ăn của mình để tránh sữa mẹ gây dị ứng cho trẻ, khiến bệnh không thuyên giảm.
Cách phòng tránh nổi mẩn đỏ cho trẻ sơ sinh
Cha mẹ cần vệ sinh thân thể cho bé hàng ngày, thay tã cho bé thường xuyên, tránh cho bé bị những vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, hàng ngày lau người cho bé bằng nước ấm, nhất là những khu vực dễ đọng mồ hôi như gáy, nách, cổ, rãnh mông,… Cha mẹ nên sử dụng những chất liệu vải thoáng mát, không bị kích ứng da để bé mặc, vệ sinh giường chiếu nơi bé nằm hàng ngày, sử dụng chất liệu ga và chăn mềm mại, thoáng mát.

Tham khảo:
Mẹ cũng nên kiểm tra chế độ thức ăn hàng ngày của mình, cân đối dinh dưỡng để bé có được nguồn sữa mẹ thích hợp cho bé hấp thụ chất dinh dưỡng, nếu bé uống sữa ngoài, mẹ cũng nên kiểm tra khả năng thích ứng của bé với sữa bột để có điều chỉnh phù hợp.