Cập nhật vào 21/09
Bước vào tuần thai thứ 13 bạn tò mò đứa con mình sẽ phát triển ra sao, cũng như người chồng làm sao để hiểu được tâm lý người vợ có thay đổi gì trong lúc này.
Dưới đây là một số thông tin về tuần thai thứ 13 được suckhoethainhi.info tổng hợp lại, mời các mẹ bầu và chồng tham khảo.
Vào thời kỳ mang thai tuần thứ 13, cơ thể mẹ cũng đã có những thay đổi đáng kể. Em bé có cân nặng ít hơn 40 gram, vẫn còn rất nhỏ, nhưng đã bắt đầu cựa quậy và di chuyển thường xuyên vào những khi không ở trạng thái ngủ. Hai mắt bé giờ đây ở vị trí bình thường, không còn xa nhau như trước nữa.
Khoảng thời gian này các cơn buồn nôn và mệt mỏi ở mẹ cũng đã được giảm dần. Tuy nhiên cần nhắc mẹ rằng nên có những biện pháp chăm sóc cơ thể tốt nhất để tránh tình trạng bị nhiễm trùng đường tiết niệu bởi vì nó sẽ gây ra cảm giác khá khó chịu cho thai phụ.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về phần trước: Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 12
Thai nhi ở tuần tuổi thứ 13
1. Bé phát triển như thế nào?
Thai nhi đã có sự phát triển đáng kể trong tuần này như nheo mắt, cau mày, nhăn mặt, đi tiểu, có thể mút ngón tay cái của mình. Nhờ xung não, mà một số biểu hiện của nét mặt có thể đã được biểu hiện trên cơ mặt. Nước tiểu được sản sinh ra từ thận và thải ra nước ối xung quanh bé, quá trình này diễn ra cho đến khi bé chào đời. Không dừng lại ở đó, qua màn hình siêu âm bạn có thể thấy bé đang mút ngón tay cái.
Bên cạnh đó, qua từng ngày kích thước bé sẽ ngày càng lớn lên. Lúc này chiều dài từ đầu đến mông khoảng 9 cm, bằng kích thước của một quả trứng, nặng khoảng 43 g. Cơ thể của bé lớn nhanh hơn phần đầu, bạn đã có thể thấy rõ sự liên kết giữa đầu và cổ của bé qua siêu âm.
Trong khoảng 10 tuần tiếp theo, bé sẽ tăng từ khoảng 28 g đến gần 400 g và chiều dài của bé sẽ tăng gấp đôi. Khuôn mặt của bé lúc này được hình thành rõ nét hơn, mắt tiến dần vào gần nhau trên khuôn mặt, tai đã đứng tại đúng vị trí.
Vào cuối tuần 13, cánh tay của bé sẽ đạt được chiều dài cân đối với thân hình. Chân của bé vẫn cần dài thêm nữa để cân đối với thân hình. Lông tơ siêu mịn bắt đầu phát triển, phủ khắp cơ thể bé. Gan bắt đầu tạo ra mật – dấu hiệu cho thấy gan đang thực hiện công việc của mình. Lá lách bắt đầu tham gia sản xuất các tế bào máu đỏ. Mặc dù bạn không thể cảm thấy những cú đấm và đá của bé nhưng đôi bàn tay và bàn chân của võ sĩ tí hon của bạn, dài khoảng 1,2cm, đã linh hoạt và năng động hơn nhiều.
Thai nhi bắt đầu phát triển cân xứng
Thai nhi 13 tuần tuổi, bộ phận sinh dục bên ngoài phát triển đến mức lúc này nếu siêu âm đã có thể xác định được khá chính xác giới tính của thai nhi. Bé cũng có thể đưa ngón tay cái được vào miệng. Đây là phản xạ được hình thành từ khi trong bụng mẹ, sau này vừa chào đời bé đã có thể mút bình sữa hoặc ti mẹ.
2. Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Khi bước vào tuần thứ 13 của thai nhi, cảm giác nghén đã không còn làm phiền bạn nhiều như một vài tuần trước nữa, ngực đã bớt căng tức và cảm giác buồn nôn đã giảm hẳn. Tuy nhiên cảm giác mệt mỏi có thể vẫn còn nhưn chỉ một thời gian ngắn nữa sẽ hết.
Đối với những căng thẳng do lo sẩy thai cũng đã giảm bớt đi nhiều do bạn hiểu tuần này bé của bạn đã có thể cứng cáp phát triển trong bụng mẹ rồi. Cảm giác thèm ăn cũng bắt đầu quay trở lại. Ở tuần này có nhiều cặp đôi vẫn còn nhận thấy ham muốn tình dục cao.
Do phần chóp của tử cung cao trên xương mu của bạn một chút, có thể bắt đầu đẩy bụng của bạn ra một chútbạn sẽ thấy vòng eo của bạn không còn được thon gọn nữa, lúc bày bụng bạn bắt đầu phình to. Chắc chắn các mẹ sẽ có cảm giác rất tuyệt vời khi nghĩ tới em bé của mình đang lớn dần trong cơ thể của mình.
Có thể bạn sẽ gặp phải một vài vết rạn nứt ở bụng, ngực, mông và hậu môn dần xuất hiện. Một số trường hợp khác còn cảm thấy ngứa ở ngực do tuyến sữa đang dần phát triền để hoàn chỉnh chức năng tạo sữa non.
3. Nên làm gì trong tuần thai này?
Ở tuần thứ 13 này Bố em bé nên thường xuyên quan tâm và chăm sóc tới sức khỏe của mẹ em bé nhiều hơn nữa. Bố mẹ bé nên giúp đỡ mẹ bé các công việc nhà nhiều hơn. Ngoài ra còn thường xuyên nhắc nhở vợ đi khám thai định kì, tốt nhất là bố nên đưa mẹ em bé đi khám.
Việc tham gia các lớp học tiền sản sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ em bé để chuẩn bị tốt cho việc sinh nở sắp tới. Ngoài ra bố mẹ em bé nên bắt đầu cho thai nhi nghe những loại nhạc du dương và thường xuyên trò chuyện với thai nhi để kích thích bộ não của bé được phát triển giúp trẻ có thể thông minh hơn.
Mẹ em bé cũng nên lựa chọn cho mình những trang phục từ bên ngoài cho tới đồ lót thật thoải mái và dễ chịu để em bé đang phát triển mạnh vì bụng của mẹ em bé bắt đầu to ra
Vào tuần tuổi này, bụng của mẹ đã bắt đầu phình to vì vậy việc ngồi hoặc đứng yên một chô quá lâu sẽ không tốt cho sự phát triển của thai. Khi đứng dậy hoặc ngồi xuống, tránh khom lưng, ngồi quá thả lỏng hoặc ngồi trên ghế không có chỗ tựa.
Tránh ngủ giường quá mềm, như thế mới giảm hoặc tránh được hiện tượng đau lưng. Việc thể dục và những hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ sẽ rất tốt cho thai nhi. Bố mẹ em bé nên thường xuyên đi dạo và trò chuyện với nhau về những gì để chuẩn bị cho em bé ra đời tốt nhất.