Cập nhật vào 21/09
Mỗi tuần trôi qua, thai nhi đều có sự thay đổi đáng kể. Bước sang tuần thứ 9, sự phát triển của thai nhi như thế nào? Hãy tham khảo trong bài viết dưới đây.
Với những người làm cha, làm mẹ, việc có con và sự phát triển của con là một điều hết sức quan trọng. Ngay từ những lúc còn trong bụng mẹ, thai nhi đã được cha mẹ quan tâm đến sự phát triển để từ đó, có thể bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết đẻ con có thể phát triển toàn diện. 9 tuần tuổi là mốc thời gian hết sức quan trọng, do đó, cha mẹ cần có sự quan sát kĩ lưỡng sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn này, đặc biệt là với những cặp vợ chồng lần đầu có con. Đồng hành cùng các bậc cha mẹ, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin về sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 9, mời cha mẹ theo dõi.
1. Sự thay đổi về các cơ quan
Khi thai nhi đã bước sang tuần thứ 9, thai đã phát triển và dài khoảng 2.5 cm và đã có hình dáng của môt con người. Điều này được biểu hiện cụ thể ở việc trán của trẻ bớt nhô ra, mắt nằm ở giữa mặt, các ngón chân, ngón tay bắt đầu tách rời nhau ra. Bên cạnh đó, tai của trẻ cũng đã nằm ở đúng tư thế của nó.
Sự phát triển của thai nhi tuần tuổi thứ 9
Có thể bạn quan tâm: Những điều “kỳ diệu” ở thai nhi tháng thứ 4
2. Cơ quan sinh dục hình thành
Những đặc điểm về giới tính cũng bắt đầu được hình thành. Buồng trứng bắt đầu xuất hiện nếu thai nhi là bé gái, các cơ quan sinh dục cũng bắt đầu hình thành. Các núm vú ở cả bé trai và bé gái cùng dần xuất hiện.
3. Tư thế nằm thay đổi.
Bên cạnh đó, nếu người mẹ đi siêu âm sẽ nhận thấy trẻ có sự thay đổi về tư thế, bắt đầu dãn dần về tư thế nằm.
Thai nhi ở tuần tuổi thứ 9
4. Hình thành cơ quan nội tạng
Cùng với sự phát triển của cơ thể bên ngoài, cơ quan nội dụng của trẻ ở giai đoạn 9 tuần tuổi cũng bắt đầu hình thành. Tim đã phân chia thành 4 ngăn, ruột phát triển ở phía bên trong dây rốn. Tuyến yên, thanh quản và khí quản cũng bắt đầu được hình thành.
5. Sự phát triển của cánh tay
Đến tuần thứ 9, cánh tay của thai nhi đã phát triển tương đối và bắt đầu uốn cong ở phần khuỷu tay và cổ tay. Đến những ngày cuối cùng của tuần 9, đầu gối và mắt cá chân, móng chân bắt đầu được hình thành.
Với những sự phát triển trên của thai nhi khi được 9 tuần tuổi, cơ thể của người mẹ cũng chịu những tác động nhất định từ sự thay đổi của thai nhi như sau:
- Tóc trở nên đẹp hơn
- Mụn nhọt không còn mọc nhiều
- Cảm thấy ăn ngon, ăn được nhiều hơn.
- Tâm trạng cảm thấy tốt hơn thay vì những cảm giác bực tức, lo lắng không rõ nguyên nhân.
6. Sự thay đổi trong cơ thể mẹ
Ngoại hình của mẹ chắc hẳn chưa có nhiều thay đổi rõ rệt trong tuần này nhưng nếu tinh ý, mẹ có thể nhận ra vòng eo của mình có lớn hơn một chút. Bộ ngực cũng tăng kích thước do vậy mẹ có thể cảm thấy áo ngực trở nên chật chội. Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể làm cho da mẹ xuất hiện các đốm màu nhỏ.
Nếu mẹ vẫn phải đi làm thì nên nói chuyện với sếp về chuyện bầu bí để được ưu tiên trong công việc. Mẹ cũng nên lưu ý tới sự an toàn trong công việc và đi bằng phương tiện gì để đảm bảo cho cả mẹ và thai nhi. Nếu việc tự đi làm khiến mẹ thêm mệt mỏi thì hãy nhờ chồng giúp đỡ. Chồng đưa đón sẽ giúp mẹ đến cơ quan sớm hơn và kết thúc công việc đúng giờ, dành nhiều thời gian rảnh cho buổi tối để đi bộ và nghỉ ngơi cũng giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi.
Để giảm mệt mỏi và buồn ngủ, mẹ bầu nên tranh thủ thời gian rảnh rỗi để ngủ bất cứ khi nào có thể. Nghỉ ngơi sẽ giúp mẹ cảm thấy bớt khó chịu hơn. Mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được bổ sung thêm vitamin B6 sẽ giúp tình trạng ốm nghén thuyên giảm.
Mẹ cũng có thể tham gia vào các hoạt động thể dục nhẹ nhàng trong tuần này. Bơi lội và đi bộ là những lựa chọn tuyệt vời trong suốt chín tháng thai kỳ. Những bài tập tăng cường cơ bắp và sức chịu đựng sẽ giúp mẹ không khó chịu vì trọng lượng cơ thể tăng lên trong thai kỳ, chuẩn bị sức chịu đựng cho những cơn đau lâm bồn sắp tới.
Như vậy, khi thai nhi phát triển đến tuần thứ 9, cơ thể của trẻ đã có sự thay đổi rõ rệt, bắt đầu hình thành những cơ quan mới. Để cơ thể trẻ có thể phát triển tốt, phù hợp với yêu cầu của các chuyên gia, cha mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, bản thân người mẹ cần thường xuyên được nghỉ ngơi và cố gắng ăn đủ các món ăn để bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ, đảm bảo quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan được diễn ra bình thường. Mong rằng, những chia sẻ trên sẽ là tài liệu hữu ích để cha mẹ chăm sóc tốt hơn cho thai nhi 9 tuần tuổi, vẫn còn hết sức bé bỏng.
Bài viết được tổng hợp bởi suckhoethainhi.info