Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 8

0

Cập nhật vào 27/03

Thai nhi ở tuần thứ 8 đã có những thay đổi rõ rệt. Sự hình thành của các bộ phận cơ thể ngày càng rõ ràng hơn. Trong tuần thứ 8 này mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điều để cả mẹ và bé đều khoẻ.

Từ tuần thứ 8 đến khi ra đời, phần lớn những thay đổi trong cơ thể em bé là sự phát triển về kích thước và hoàn chỉnh các bộ phận cơ thể. Về cơ bản, thai nhi theo từng tuần sẽ là phiên bản thu nhỏ của em bé khi được sinh ra, dĩ nhiên là nhỏ hơn nhiều. Lúc này, tất cả các cơ quan trong cơ thể đã hình thành và được chuẩn bị để hỗ trợ cuộc sống độc lập khi thai nhi chào đời vào khoảng 40 tuần. Khả năng bị dị tật của em bé sẽ giảm xuống sau tuần thứ 8 nhưng bạn vẫn cần phải rất cẩn thận trong khoảng thời gian mang thai còn lại.

  1. Sự phát triển của thai nhi

Bước sang tuần thứ 8 này, em bé có những phát triển mạnh mẽ. Lúc này, thành viên mới của gia đình đã dài khoảng 2,5cm, cỡ một quả nho Mỹ và nặng chỉ vài gram. Những ngón tay, ngón chân bắt đầu hình thành trong tuần này. Cánh tay có những khoảng cong ở khuỷu tay và cổ tay. Mắt của bé ngày càng rõ ràng hơn, những sắc tố trong mắt cũng bắt đầu hình thành trong võng mạc.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 8

Ngoài ra, ruột của bé cũng dài hơn và khiến cho bên trong cơ thể trở nên chật chội, nên bắt đầu nhô ra thành dây rốn cho đến tuần thai thứ 12. Cơ quan sinh dục của bé cũng bắt đầu hình thành trong tuần này. Tuy nhiên, việc xác định giới tình của bé vẫn là một điều hết sức khó khăn. Ở tuần thứ 8 này, não và tim của thai nhi đã phát triển rất phức tạp. Trong não, các tế bào thần kinh phân nhánh để kết nối với nhau, hình thành các đường thần kinh sơ khai. Các cơ quan nội tạng trong cơ thể cũng đang tiếp tục phát triển, và bắt đầu có hình dạng cụ thể, vị trí cố định. Tai trong(phụ trách khả năng nghe của bé) cũng đang hình thành, vì thế lúc này không nên ở những nơi có tiếng ồn quá lớn.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 8

Từ hình ảnh siêu câm có thể thấy, thai nhi lúc này đã có hình dạng của một con người, nếp gấp của mí mắt bắt đầu hình thành. Khuỷu tay đã xuất hiện, cánh tay và chân mở rộng ra phía trước, cánh tay kéo dài hơn, chúc xuống phần khuỷu tay và hơi uốn cong xung quanh phần tim. Đã nhìn thấy rõ được các ngón tay và ngón chân. Da của bé rất mỏng, ở trạng thái trong suốt, có thể qua da nhìn thấy các mạch máu bên trong. Hai quả thận của em bé đã đang lọc máu và tạo ra nước tiểu vào lúc này. Chúng còn đang bí mật trữ dịch tiêu hoá trong dạ dày, sẵn sàng chiến đấu với nước ối mà chúng sắp sửa phải nuốt vào. Chân răng và mắt cũng đã phát triển đầy đủ. Phần đuôi của phôi thai cũng đã hoàn toàn biến mất. Một lớp tơ mịn đang bao bọc lấy cơ thể em bé.

  1. Sự thay đổi cơ thể bà mẹ

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 8

Vào tuần này, nhiều bà mẹ đã dứt được những triệu chứng thai nghén. Nhưng đối với một số phụ nữ khác, thời gian này là một cực hình bởi vì đây là đỉnh điểm của những cơn buồn nôn, ói mửa suốt ngày. Trước khi có thai, kích thước tử cung của bạn chỉ bằng bàn tay. Nhưng ở tuần mang thai thứ 8 này nó đã lớn bằng một quả bưởi. Bạn sẽ cảm nhận rõ ràng những thay đổi ở ngực. Núm vú bắt đầu sẫm màu, mềm và nhạy cảm hơn bình thường. Vòng 2 đã bắt đầu có những chuyển biến. Những chiếc quần legging hay ôm body sẽ không phù hợp kể từ tuần này.

Cũng trong thời kì này, cảm xúc của bạn sẽ thay đổi. Bạn trở nên đa sầu đa cảm hoặc thay đổi 180 độ. Thời kì mang thai này cũng là khi những giấc mơ trở nên rất khác. Bạn có những giấc mơ rất lạ, đáng sợ và không có nghĩa lý gì cả. Đừng phân tích hay suy diễn chúng để cố tìm cho ta một ẩn ý hay thông điệp gì đó.

  1. Một số lời khuyên cho bà mẹ trong thời kỳ phát triển của thai nhi ở tuần thứ 8

Trong thời kỳ mang thai, thai phụ có thể học một vài việc làm thủ công như: thêu tranh, khâu búp bê, đan len. Những công việc này đòi hỏi sự tập trung chú ý hoàn toàn trên đôi tay, không những làm giảm triệu chứng nghén, mà còn làm tâm trạng thai phụ trở nên hòa nhã, bình tĩnh, có lợi cho thai nhi. Hơn nữa, theo nghiên cứu, thai phụ biết làm thủ công sẽ giúp bé sau này trở nên khéo léo.Mặc dù, đa số các thai phụ hiện nay đều không biết các kỹ thuật thêu, đan, may vá, nên việc học khá khó khăn; song có rất nhiều sách hướng dẫn sẽ giúp thai phụ thực hành. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể lên mạng tìm kiếm thông tin, cũng như lựa chọn cho mình một phương pháp làm thủ công phù hợp. Làm thủ công là phương pháp an thai hiệu quả, vì công việc này không đòi hỏi nhiều sức lực, rất thích hợp cho thai phụ. Bắt đầu một thói quen hàng ngày để kết nối với bé.

Hãy dành 2 lần mỗi ngày, khoảng năm đến mười phút để nghĩ về bé, tốt nhất là sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Trong những lúc này, hãy ngồi lặng yên, nhẹ nhàng đặt tay lên bụng, tập trung vào hơi thở của mẹ và bắt đầu nghĩ về bé với những hy vọng, mơ ước, dự định cho tương lai… Đây là cách tuyệt vời để khởi đầu quá trình gắn kết và giúp mẹ hình dung cụ thể mình sẽ nuôi dạy con và trở thành một bà mẹ như thế nào.

 

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.