Cập nhật vào 31/01
Bước vào tuần thứ 29 của thai kỳ, em bé của bạn sẽ có nhiều sự thay đổi khiến bạn có nhiều triệu chứng khó chịu hơn, do đó điều quan trọng nhất lúc này là mẹ cần nghỉ ngơi thư giãn và bổ sung đủ chất dinh dưỡng. Cùng tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 29 và những lưu ý quan trọng cho các bà mẹ trong bài viết dưới đây nhé.
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 29
– Thai nhi trong bụng mẹ ở tuần 29 đang lớn dần mỗi ngày. Vào tuần này, bé sẽ phát triển chiều dài khoản 38,6 cm, chỉ ít hơn 10 cm so với chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh, và nặng đến 1,4 kg. Sự tăng trưởng hơn về chiều dài và chiều cao của bé sẽ làm cho bạn khó khăn hơn trong nhiều hoạt động. Khi bước lên bàn cân vào những lần khám thai thì bạn để ý sẽ thấy cân nặng của mình và bé được tăng lên.
– Thị lực của bé sẽ phát triển hơn nhiều. Khi ngủ, bé thường đảo mắt qua lại rất nhanh. Ban ngày be thường ngủ nhiều với chuyển động mắt nhanh và đây là hình thức ngủ quan trọng đối với đời sống con người. Một số nhà nghiên cứu đã phân loại con người có 3 trạng thái ngủ là: Thức, ngủ, và ngủ có chuyển động mắt nhanh. Khi mở mắt thì bé chỉ có thể nhìn thấy những thứ cách mặt mình 10 cm (thị lực đạy 1/20) và có phản ứng với sự thay đổi của ánh sáng.
– Hệ thần kinh và não bộ của bé cũng có nhiều sự phát triển trong thuần thứ 29 này. Các hoạt động thần kinh trở nên tinh tế hơn, hàng triệu khớp thần kinh trong não bộ đang được hình thành và được kích thích bởi mọi hoạt động tín hiệu mà bé nhận được từ bên ngoài vào thế giới nhỏ bé của mình như: Giọng nói của bạn và của những người sung quanh, tiếng ồn trong nhà, ánh sáng, chuyển động và âm nhạc,…

Những lưu ý đối với mẹ trong thời kỳ thai nhi ở tuần thứ 29
– Mẹ nên đi khám thai thường xuyên hơn để theo dõi tình trạng của bé và kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân. Việc khám thai thường xuyên cũng sẽ giúp bạn có cảm giác yên tâm và thấy vui vẻ hơn khi mà bé phát triển chiều cao và cân nặng khiến bạn sinh hoạt khó khăn hơn.

– Cần giữ tâm trạng vui vẻ, tinh thần thoải mái thì thai nhi trong bụng mới có được sự phát triển tích cực nhất, vì đây đang là giai đoạn hình thành não bộ.
– Có thể nói chuyện với bé, cho bé nghe nhạc hay đọc truyện cho bé nghe để kích thích não bộ, giúp bé phát triển tốt. Tuy nhiên, bạn cũng phải lưu ý không ở những nơi ồn ào hay để âm thanh tiếp cận bé quá to.
– Nếu bạn làm công việc văn phòng hoặc phải ngồi một chỗ nhiều thì cần cố gắng đứng dậy, đi lại một chút sau mỗi tiếng đồng hồ. Hay dù làm bất cứ việc gì thì bạn cũng nên đi bộ nhẹ nhàng để giúp lưu thông máu ở hai chân. Đây cũng là cách tập luyện thể dục tốt cho quá trình sinh của bạn sau này.
– Ăn bổ sung nhiều cá tươi như: cá mòi, cá hồi và thậm chí cả tôm là những nguồn thực phẩm rất tốt. Vì trong cá có chứa Axit béo Omega-3 sẽ tác động trực tiếp vào mắt và não bộ của bé. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn một chút các loại hạt, bơ động vật, bơ thực vật cả một chút váng sữa.
Xem thêm: Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 30

– Cần chú ý đến việc đạp hay cử động của bé, nếu bạn thấy bé đạp ítđi hoặc không cẩm nhận được bé đang đạp thì cần đi kiểm tra.