Cập nhật vào 31/01
Ở tuần thứ 28 của thai kỳ thai nhi bắt đầu phát triển bộ xương. Do đó mẹ cần lưu ý về việc ăn uống để bổ sung đủ dưỡng chất cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ gặp phải một số triệu chứng khó chịu.
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 28
Trong tuần này bé nặng tới 1,1 kg và dài khoảng 38 cm. Các bộ phận cơ thể tiếp tục phát triển như đôi mắt đang ngày càng hoàn thiện hơn, các cơ bắp hình thành chắc chắn hơn. 2 lá phổi của bé có thể hít thở không khí được, não bộ có sự phát triển đặc biệt hơn với sự hình thành của hàng triệu nơron thần kinh.
Để biết được toàn bộ quá trình phát triễn của thai nhi qua các tuần, bố mẹ tham khảo: Tại đây

Giai đoạn này bé có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn trước vì có sự phát triển mạnh về chiều dài và cân nặng. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé thì mẹ càn bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein, vitamin C, axit folic và sắt.
Đây là thời điểm bộ xương của bé được hình thành và co nhu cầu hấp thụ canxi cao, mỗi ngày cần khoảng 250 mg canxi để hỗ trợ xương phát triển cứng cáp. Do đó, mẹ phải nhớ uống sữa và bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi khác như phô mai, sữa chua… để cung cấp đủ canxi cho bé.
Những thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi được 28 tuần tuổi
Tuần 28 thai nhi trở nen rất hiếu động nên sẽ đạp mẹ thường xuyên hơn vào khoảng thời gian nhất định trong ngày. Khi đi khám thai thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách theo dõi chuyên động của bé và nếu thấy bé ít hoạt động hơn thì cần thông báo cho bác sĩ, đi khám ngay để kiểm tra tình trạng này.
Các mẹ cũng sẽ xuất hiện một số tình trạng gây khó chịu trong tuần này như ợ nóng hay táo bón. Nguyên nhiên là do cơ ở đường tiêu hóa bị giãn ra vì hormone thai kỳ, đặc biệt khi bạn ăn nhiều sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra đầy hơi và ợ nóng, dễ dẫn tới hiện tượng táo bón. Cách phòng ngừa táo bón tốt cho các bà mẹ là uống nhiều nước hơn mỗi ngày và ăn thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, nhớ tập luyện thể dục hàng ngày và đúng giờ.

Ngoài ra, mẹ cũng có nguy cơ bị bệnh trĩ cao do tử cung to ra. Ở vùng hậu môn những mạch máu sưng lên, đây là một hiện tượng phổ biến trong thời kỳ mang thai. Một điều may mắn là hiện tượng này thường mất đi vài tuần sau khi sinh nên bạn không cần quá lo lắng.
Có thể các bạn sẽ gặp phải tình trạng ngứa hoặc đau hậu môn. Cách khắc phục triệu chứng khó chịu này hiệu quả đó là ngâm mình trong bồn tắm với nước ấm, tránh ngồi hoặc đứng lâu hay dùng cách chườm lạnh có kết hợp với thoa thuốc chống sưng ở vùng bị đau ngứa.
Trong thời điểm tuần 28 của thai kỳ nhiều mẹ thường bị hiện tượng thay đổi nhịp tim và huyết áp khi nằm ngửa, khiến bạn cảm thấy chóng mặt cho đến khi thay đổi tư thế. Nếu mắc phải hội trứng này để tránh chóng mặt, thì các bạn hãy nằm nghiêng và từ từ thay đổi tư thế từ nằm chuyển sang ngồi rồi đứng.
Các mẹ nên có chuẩn bị cho sự ra đời của bé như: Lên danh sách những thứ cần chuẩn bị trước cho một vài tuần đầu tiên sau sinh và mua sắm những thứ đó để tiện dùng sau khi sinh bạn không thể ra ngoài như: Tã bỉm sơ sinh và khăn em bé; Bột giặt an toàn cho trẻ sơ sinh; Đồ dùng cho trẻ sơ sinh như bấm móng tay, nhiệt kế, hút mũi cao su và vú giả; Khăn giấy và chén đĩa giấy để tiện dọn dẹp sau bữa ăn; Băng vệ sinh cho bạn.
Xem thêm: Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 29

Với những thông tin về sự phát triển của bé và những lưu ý qua trọng ở tuần thứ 28 của thai kỳ, mong rằng các mẹ hãy chăm sóc tốt cho mình và bé để tạo sự phát triển hơn về sau.