Cập nhật vào 21/09
Đến tuần thứ 12, thai nhi có sự thay đổi tuyệt vời trong suốt 3 tháng đầu. Cùng tìm hiểu những điều tuyệt vời đó nhé.
Đến tuần tuổi thứ 12, cơ thể của trẻ có những sự thay đổi như thế nào, cơ thể người mẹ phản ứng ra sao với những thay đổi đó? Chắc hẳn, đây là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ đang mang thai trong thời kỳ này. Cùng tìm hiểu sự phát triển của thai nhi ỏ tuần thứ 12 để biết rõ hơn về điều đó nhé.
1. Sự phát triển của thai nhi
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 12 có thể theo dõi theo từng ngày, điều này sẽ làm mẹ không khỏi ngạc nhiên:
- Ngày thứ 1 của tuần 12: thai nhi lơ lửng trong tử cung của người mẹ và có thể di chuyển bất cứ vị trí nào mà trẻ muốn.
- Ngày thứ 2 của tuần 12: thành niêm mạc ở phía bên trái tử cung trở nên dày hơn do noãn hoàng nằm ở vị trí 12 giờ và nhau thai kết hợp tạo thành.
- Ngày thứ 3 của tuần 12: thai nhi có thể thực hiện những hành động nhỏ trong nước ối của người mẹ.
- Ngày thứ 4 của tuần 12: hình ảnh của thai nhi rõ ràng. Thậm chí, cha mẹ có thể bắt gặp hình ảnh thai nhi ngáp, hay ngoe nguẩy chân tay.
- Ngày thứ 5 của tuần 12: mắt dần di chuyển về đúng vị trí trên cơ thể nhưng thể đón nhận ánh sáng từ bên ngoài mà vì vẫn còn nằm an toàn sau mí mắt.
- Ngày thứ 6 của tuần 12: xương ở mặt trước trong hộp sọ của thai nhi tiếp tục mở rộng và bao phủ phần đầu, bảo vệ các cấu trúc não bên trong.
- Ngày thứ 7 của tuần 12: ở ngày cuối cùng này trong tuần 12, chân của trẻ có thể gác lên nhau, 2 cánh tay dang rộng, dây rốn trở nên ngắn dày hơn.
Hình ảnh của thai nhi ở tuần tuổi thứ 12
Kết thúc tuần thứ 12 này, có thể thấy cơ thể của trẻ có sự thay đổi đáng kể, móng tay và móng chân bắt đầu hình thành, bên cạnh đó, dây thanh âm của thanh quản bắt đầu xuất hiện. Trong tuần thứ 12, thận của thai nhi đã hoạt động, tiết nước tiểu ra bên ngoài cơ thể.
Nếu bạn cân thông tin về thai nhi ở tuần 11, hãy tham khảo tại: Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 11
2. Sự thay đổi trong cơ thể của người mẹ
Cùng với sự phát triển của thai nhi, cơ thể người mẹ cũng có những thay đổi rõ ràng.
- Nồng độ hormone trong cơ thể người mẹ thay đổi khiến cho cảm xúc của người mẹ không được tốt. Bên cạnh đó, sự thay đổi của hormone dẫn đến nguy cơ xảy thai cao hơn.
- Cơ thể của người mẹ thay đổi cả về kích thước và trọng lượng.
- Mẹ sẽ thường xuyên xuất hiện những lần ợ nóng do nhau thai sản xuất nhiều hormone progesterone, gây thả lỏng các vách ngăn giữa dạ dày và thực quản, khiến axit trong dạ dày trào ra ngoài ống dẫn thức ăn, gây cảm giác bỏng rát khó chịu.
- Mẹ sẽ thấy có nhiều huyết trắng tiết ra. Trong trường hợp huyết trắng có màu bất thường, có mùi hôi thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ.
- Ham muốn tình dục tăng cao
Vòng eo của mẹ sẽ ngày càng lớn hơn và đừng bất ngờ khi thấy thân hình mẹ trở nên mập mạp hơn trước đây. Ở tuần thai này, mẹ nên lên lịch khám thai với bác sĩ để đo độ mờ da gáy phát hiện sớm dị tật nứt đốt sống cổ ở thai nhi.
Bản thân người mẹ cũng có sự thay đổi đáng kể
Sự trao đổi chất của mẹ đã thay đổi, vì vậy mẹ bầu sẽ cảm thấy cơ thể ấm hơn trước. Mẹ cũng sẽ gặp phải những cơn đau đầu do sự thay đổi của hoóc-môn và sự tăng lưu lượng máu. Phụ nữ trong quá trình mang thai có thể cảm thấy khát nước. Dù sao đi nữa, sau 3 tháng đầu, mẹ sẽ cảm thấy ít mệt mỏi hơn.
3. Những lưu ý cần thiết cho mẹ
Nướu của mẹ có thể sẽ chảy máu nhiều lần trong khi mang thai, vì vậy hãy vệ sinh răng miệng thật tốt, dùng chỉ nha khoa, đánh răng thường xuyên và đảm bảo rằng trong thời kỳ mang thai, mẹ đến nha sĩ khám ít nhất một lần.
Ngoài ra, hãy hỏi các nữ hộ sinh về các lớp học tiền sản. Việc này cần phải đăng kí sớm, vì vậy hãy lên kế hoạch và đặt chỗ ngay từ bây giờ, khi vẫn còn có thời gian để học.
Mẹ có thể cũng đã muốn xem xét đến các kế hoạch sinh nở của bản thân, vì vậy hãy hỏi chuyên gia sản khoa và kinh nghiệm những người đi trước để được giải thích về những lựa chọn có thể.
Nếu như trong suốt quá trình người mẹ mang thai được chia thành 3 giai đoạn thì tuần thứ 12 của thai kỳ là tuần cuối cùng của giai đoạn thứ nhất. Sự thay đổi đáng kể từ một phôi thai cực kỳ nhỏ, giờ đã trở nên rõ nét, các bộ phận trong cơ thể hoàn thiện dần, một số bộ phận đã thực hiện được chức năng của mình. Để thai nhi có thể phát triển tốt hơn như thế, người mẹ cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cũng như nhận được sự quan tâm, chia sẻ của người cha và những người thân khác trong gia đình.
Nội dung bài viết được tổng hợp bởi Sức khỏe thai nhi