Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 10

0

Cập nhật vào 21/09

Sang tuần thứ 10, thai nhi phát triển cả về kích thước và các cơ quan trong cơ thể là những điều cha mẹ mong đợi. Cùng tìm hiểu những thông tin cụ thể hơn nhé.

Sự phát triển của thai nhi diễn ra từng ngày, từng giờ mà người mẹ không kịp cảm nhận hết. Nếu như ở tuần thứ 9, thai nhi đã bắt đầu phát triển với hình dáng của con người, bé gái xuất hiện cơ quan sinh dục, các cơ quan trong cơ thể cũng bắt đầu phát triển hơn so với những tuần trước đó thì 1 tuần sau, khi thai nhi đã ở tuần thứ 10, có sự thay đổi như thế nào. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để rõ hơn về điều đó nhé.

1.  Sự thay đổi về kích thước cơ thể

Sang tuần thứ 10, chiều dài của trẻ có sự phát triển hơn, từ chóp tới mông dài khoảng 30 mm. Hết sức nhỏ bé nhưng con số này có thể chứng minh trẻ đang phát triển bình thường, phù hợp với yêu cầu mà trẻ cần đạt được. Với sự thay đổi về kích thước này, phần thân của trẻ chiếm hơn 1/ 2 tổng chiều dài cơ thể đó.

Quá trình phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ

Quá trình phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ

Xem thêm thông tin tại Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 9

2. Sự phát triển của các cơ quan

Mẹ sẽ thấy một sự thay đổi đáng kể khi chiếc đuôi của trẻ sẽ không còn xuất hiện vào cuối tuần thứ 10 này, thay vào đó, cổ của trẻ hình thành và phát triển.

Đôi mắt của thai nhi bắt đầu phát triển mạnh từ tuần thứ 9 và tiếp tục phát triển trong tuần thứ 10 này. Không những thế, mí mắt bắt đầu hình thành xung quanh 2 mắt.

Đến tuần thứ 10, lưỡi của trẻ dẫ hoàn thiện, răng chồi bắt đầu xuất hiện trong bộ xương hàm.

Các thông số liên quan đến thai nhi từ tuần 8 đến tuần 12

Các thông số liên quan đến thai nhi từ tuần 8 đến tuần 12

Ở tuần 9, các ngón tay, ngón chân bắt đầu tách nhau ra thì đến tuần này, chúng sẽ tách ra hoàn toàn.

Tóc bắt đầu xuất hiện ở tuần thứ 10.

Tinh hoàn và buồng trứng theo giới tính của thai nhi đã phát triển vượt trội so với tuần trước đó.

3. Các cơ quan kết nối với nhau

Nếu như ở những tuần trước, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu hình thành và phát triển ở tuần sau này thì đến tuần 10, có một sự thay đổi đáng kể khi các cơ quan đã bắt đầu có sự phân hóa chức năng, não kết hợp với dây thần kinh, cơ bắp, tim đập với 180 lần/ 1 phút cho phép trẻ co thể di chuyển bằng tay và nuốt các chất lỏng đi đến trong cơ thể người mẹ.

Cơ thể người mẹ thay đổi cùng với thai nhi

Cơ thể người mẹ thay đổi cùng với thai nhi

Như vậy, khi thai nhi phát triển đến tuần thứ 10, cơ thể đã có sự thay đổi không hề nhỏ, từ việc các ngón chân, ngón tay không còn dính liền cho đến việc trẻ đã có thể tiếp nhận các chất lỏng. Cùng với sự phát triển của thai nhi như vậy, bản thân người mẹ cũng sẽ nhận thấy những thay đổi trong cơ thể như tử cung lớn hơn, táo báo xuất hiện, tình trạng đau đầu và giãn tĩnh mạch xuất hiện ngày càng nhiều.

4. Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai tuần thứ 10

Trông bên ngoài thì bạn vẫn chưa ra dáng một bà bầu nhưng cảm giác ốm nghén, mệt mỏi đã rất rõ. Những cảm giác này không nhất thiết vào buổi sáng mà có thể vào bất kỳ lúc nào trong ngày vì thế hãy chiều chuộng bản thân nhiều hơn.

Các hormon thai nghén sẽ thông báo sự hiện diện của mình theo nhiều cách khác nhau. Nhiều chị em cảm thấy đau đầu và các vấn đề liên quan đến lưng như đau dây thần kinh tọa… hay mắc bệnh nấm âm đạo. Bất cứ khi nào bạn thấy có dấu hiệu của các bệnh này, hãy nghĩ tới những cách điều trị tự nhiên mà bạn có thể áp dụng.

Vận động luôn đồng nghĩa với sức khỏe thai kỳ và dễ chuyển dạ cũng như hồi phục sau sinh. Lưu ý không nên tập quá sức, hãy chọn những chương trình tập luyện an toàn và không làm bạn toát mồ hôi sau tập.

Đây mới là giai đoạn đầu thai kỳ nhưng khi ngồi và làm việc, bạn nên chú ý và cẩn thận như một bà bầu ở những tháng cuối để đảm bảo an toàn cho thay nhi. Đây cũng là thời điểm nên bắt đầu nghĩ tới những thứ sẽ tạo cho bạn thói quen tốt.

5. Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 10

Mẹ bầu cần phải tăng cân. Có lẽ bạn đang tăng cân chậm trong thời gian này, nếu như bạn không tăng, nó có thể có hại cho đứa con của bạn. Một người phụ nữ với mức cân bình thường phải tăng từ 11 đến 16kg trong suốt thai kỳ. Cân nặng của bạn sẽ thể hiện cho bác sỹ của bạn biết tình trạng sức khỏe của bạn và con bạn.

Bạn cần bổ sung thêm khoảng 300 calo vào chế độ ăn uống mỗi ngày. Nghe có vẻ như rất nhiều nhưng nó thực sự chỉ tương đương với khoảng hai hoặc một chén sữa ít chất béo. Bạn cũng có thể lựa chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh như sữa chua và trái cây để tăng lượng canxi, đồng thời giúp bạn đảm bảo được lượng vitamin cũng như khoáng chất cần thiết.

Thai kỳ không phải là thời gian để bạn thử các bữa ăn khác nhau hoặc để giảm lượng calo. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn cứ mặc sức ăn tất cả những gì bạn muốn, vào bất cứ nơi nào. Luyện tập và ăn uống cần được lên kế hoạch, tránh ăn vặt sẽ giúp bạn điều chỉnh cân nặng của mình tốt hơn. Hãy tỉnh táo trong việc lựa chọn thực phẩm các mẹ nhé!

Tuy nhiên, bạn cũng không chơi các môn thể thao nguy hiểm, cần nhiều sức lực và tăng nguy cơ làm giảm lượng oxy cung cấp cho bé như lặn, leo núi, du lịch đến những vùng cao …; tốt hơn hết bạn nên vận động vừa phải, không được làm việc và vận động quá mức cho đến khi sinh bé.

Hãy bắt đầu viết nhật ký cho con. Điều này nghe qua có vẻ ngớ ngẩn nhưng trong tương lai những dòng nhật ký này sẽ giúp bạn và bé ôn lại những ký ức ngọt ngào thời thơ ấu. Đây là thời gian thú vị dẫu rằng nó có vẻ kéo dài lâu nhưng sau này bạn sẽ ngạc nhiên là nó đã qua thật nhanh.

Thận trọng với các thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho bạn và thai nhi. Listeria là loại nhiễm khuẩn từ thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.

Dù là mang thai lần đầu hay lần thứ 2, thứ 3 thì bản thân những người cha, người mẹ vẫn luôn háo hứng, mong chờ được chứng kiến sự thay đổi của đứa con trong bụng. Bên cạnh đó, người mẹ cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để có thể hiểu và cung cấp cho con một chế độ dinh dường, sự gắn kết yêu thương đầy đủ nhất, tạo điều kiện để trẻ có thể phát triển tốt hơn khi bước sang tuần 11, tuần 12.

Tham khảo thêm những chia sẻ khác tại suckhoethainhi.info

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.