Cập nhật vào 22/02
Trẻ sơ sinh thường bị giật mình khi ngủ, điều này làm ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của trẻ và làm cho cha mẹ lo lắng không biết trẻ có bị bệnh gì không. Với bài viết dưới đây, cha mẹ sẽ tìm hiểu kĩ hơn nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh ngủ bị giật mình nhiều lần.
Ngủ bị giật mình là một hiện tượng khá bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu bé thường xuyên bị giật mình sẽ làm cha mẹ lo lắng về tình trạng sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của bé, bé bị giật mình nhiều sẽ hay quấy khóc do không ngủ ngon giấc. Thế nên tìm hiểu kĩ về nguyên nhân bé bị giật mình sẽ giúp cha mẹ đưa ra các biện pháp giúp bé ngủ ngon hơn.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình
+ Phản xạ bẩm sinh tự vệ: trẻ sơ sinh đều có những phản xạ như phản xạ bú, phản xạ tìm vú, phản xạ bước đi, phản xạ Babinski,… không chỉ thế, giật mình cũng là một loại phản xạ tự nhiên bé thường gặp. Khi bé bị giật mình, bé sẽ căng người, giơ 2 cánh tay lên và xòe ngón tay ra, đầu gối co lên, sau đó kéo tay vào sát thân người như phòng vệ. Khi đó bé có thể ngủ tiếp hoặc bị đánh thức hẳn.

+ Thiếu canxi: thiếu canxi có thể là nguyên nhân khiến bé hay giật mình khi ngủ, ngoài ra còn các dấu hiệu như chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn ở sau đầu.
+Tâm lý: khi bé gặp phải thứ khiến bé sợ hãi, tâm lý bị xáo trộn nên tạo cho bé cảm giác không an toàn, bé khi ngủ sẽ bị giật mình.
+ Chức năng não bất thường: giật mình cũng là một biểu hiện bất thường của não bộ, nhất là ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên điều này cần phải thực hiện nhiều xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.
+ Môi trường sống: môi trường sống xung quanh bé không được đảm bảo độ yên tĩnh cần thiết, những tiếng ồn như tiếng người nói, tiếng chuông điện thoại, tiếng còi xe cộ,…, những động tĩnh lớn và bất chợt cũng sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé, làm bé bất an và giật mình như một bản năng.
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình
Cha mẹ nên tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ bị giật mình khi ngủ, trong đó phần nhiều là ảnh hưởng tới môi trường bên ngoài tác động tới giấc ngủ của bé. Những tiếng ồn ngoài kia sẽ làm cho bé không thể an giấc, chất lượng giấc ngủ giảm và luôn trong trạng thái căng thẳng, thường xuyên bất an, khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển của bé.
+Cha mẹ nên tạo cho bé một môi trường hoàn toàn yên tĩnh để ngủ, hạn chế mọi tiếng ồn xung quanh, không hoạt động nhiều ở nơi bé ngủ để làm bé giật mình.

+ Điều tiếp theo là bạn xem nhiệt độ trong phòng ngủ của bé có nóng quá không, hay lạnh quá không, nên tạo một không khí ấm áp, dễ chịu cho bé yêu ngủ ngon giấc.
+Phòng ngủ của bé cũng không nên quá sáng, sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé, mẹ chỉ nên thắp đèn mờ, ánh sáng nhạt để giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.
+ Khi bé bị giật mình, cha mẹ không nên vỗ lưng ngay cho bé mà quan sát xem bé có thể tự ngủ lại hay không, nếu không cha mẹ mới vỗ về cho bé ngủ lại.
+Cha mẹ không nên cưng chiều bé mà thường xuyên ru bé ngủ trên tay, thay vào đó hãy đặt bé vào nôi khi bé vừa lim dim mắt, để tránh cho bé tỉnh giấc trên giường thì bé sẽ dễ giật mình, quấy khóc.
Tham khảo: Những vấn đề thường gặp đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh

+Bé nên được bổ sung vitamin D và canxi hàng ngày bằng cách bú sữa mẹ và tắm nắng nhẹ nhàng.
+Cha mẹ tập cho trẻ vận động nhiều để giúp bé tăng cường sức mạnh của các cơ, bé sẽ cứng cáp hơn, các động tác nằm sấp, lật người, ngồi nghiêng sẽ giúp bé làm quen và ít bị giật mình.