Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Lý giải nguyên nhân trẻ sơ sinh gắt ngủ và cách chữa

0

Cập nhật vào 12/06

Gắt ngủ, khó ngủ là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi. Điều này ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bé. Các mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh gắt ngủ để có cách chữa nhé.

Thực tế, tới 50% trẻ sẽ gắt ngủ, khó ngủ hơn trước khi ngủ. Đây là hiện tượng hết sức bình thường và các bà mẹ không cần lo lắng. Nào hãy cùng chúng tôi tham khảo những nguyên nhân trẻ sơ sinh gắt ngủ và cách chữa sau đây:

Nguyên nhân trẻ sơ sinh gắt ngủ

Trước giấc ngủ, trẻ thường khóc lớn, dỗ thế nào cũng không nín. Lý giải hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng, trẻ sơ sinh thường có nhiều giấc ngủ ngắn và không sâu. Đặc biệt với các bé bú mẹ thì giấc ngủ lại càng ngắn hơn, do đó bé hay tỉnh dậy và khóc.

Sở dĩ có hiện tượng này là vì sữa mẹ dễ tiêu khiến bé nhanh đói và bé sẽ dậy khi có nhu cầu bú. Trường hợp bé bị bệnh, bé sẽ quấy mẹ nhiều hơn và khó ngủ hơn nếu không được ôm ấp vỗ về.

nguyên nhân trẻ sơ sinh gắt ngủ 1

Trẻ hay gắt ngủ có thể là do đói bụng đây là dấu hiệu bình thường

Trong giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, nếu thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bất thường có thể do một trong các nguyên nhân sau: Được tạo thói quen phải dỗ con mới ngủ; Bé quá mệt; Đói hoặc cảm thấy khó chịu; Ướt tã; Trẻ không chịu đi ngủ đúng giờ; không ngủ đủ vào ban ngày; Do tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ (khi đường hô hấp bị chặn, thường do amidan và các mô mũi phì đại…); Ngáy ngủ, gặp ác mộng và nỗi sợ ban đêm, mộng du, dị ứng hoặc hen suyễn.

Một số biểu hiện đáng lo ngại khi bé gắt ngủ

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ gắt ngủ, khó ngủ trong 3 tháng đầu, một số trẻ chỉ khó ngủ khoảng tháng đầu. Tuy nhiên, nếu trẻ kéo dài hiện tượng này sau 3 tháng, trẻ hay lăn lộn gắt ngủ, trăn trở và không ngủ được, đêm thức nhiều lần và số thời gian ngủ không đạt tối thiểu 18 tiếng/ngày thì không ổn. Lúc này cha mẹ cần theo dõi thêm các dấu hiệu như trẻ có biếng ăn, ít bú, mệt mỏi, da xanh xao, đi ngoài… Nếu có thì cần cho trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay.

nguyên nhân trẻ sơ sinh gắt ngủ 2

Trường hợp trẻ gắt ngủ kèm dấu hiệu biếng ăn, người xanh xao có thể bé đang gặp vấn đề về sức khỏe các mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ ngay

Cách chữa gắt ngủ ở trẻ sơ sinh

  • Tập dần thói quen ngủ đúng giờ:  Ngay khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, hãy cho trẻ đi ngủ ngay để tránh con cáu gắt trước khi ngủ. Một số dấu hiệu buồn ngủ như ngáp, dụi mắt, đạp chân tay…
  •  Cho bé bú no trước khi ngủ: Đảm bảo trẻ đã no bụng trước khi đi ngủ. Hoặc nếu mẹ thấy trẻ có dấu hiệu buồn ngủ hãy cho con bú để con dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
  • Mẹ nên kiểm tra xem tã có bị ướt, quần áo có chật chội không, vì nếu tã ướt, quần áo chật chội sẽ khiến trẻ khó chịu và giật mình khóc giữa chừng.
  • Đảm bảo nhiệt độ phòng 24 – 26 độ. Đây là nhiệt độ phòng lý tưởng dành cho trẻ sơ sinh do thân nhiệt trẻ chưa thể tự điều chỉnh được và rất dễ bị nóng nực, khó chịu.
  • Nếu trẻ vẫn quấy khóc, khó ngủ dù đã no bụng, ấm áp, sạch sẽ thì mẹ nên kiểm tra xem trẻ có bị bệnh không.
  •  Sử dụng các loại âm thanh nhạc hay lời ru để giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngủ ngon hơn.
  • nguyên nhân trẻ sơ sinh gắt ngủ 3

Tạo không gian yên tĩnh và tập thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ giúp khắc phục hiện tượng gắt ngủ nhanh

  •  Nên cho bé ngủ ở nơi quen thuộc: Các em bé sơ sinh tuy không thể biểu hiện nhiều cảm xúc nhưng bé có thể cảm nhận được tất cả mọi thứ xung quanh. Nhiều bé chỉ ngủ ngon khi được đặt vào đúng nôi, chỗ trên giường của mình.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân và cách xử lý việc trẻ sơ sinh ngủ bị giật mình

  • Không cho con bú trong lúc ngủ say: Khiến bé thức giấc có thể làm bé khó chịu và quấy khóc. Giấc ngủ sâu và dài rất quan trọng, nên nếu bé có bỏ 1-2 cữ bú đêm cũng không khiến bé đói hay mệt.
  • Tạo môi trường ngủ thoáng mát, tối và không ồn ào: Mẹ và bé nên ở trong phòng kín gió, thoáng và yên tĩnh. Khi cho bé ngủ, mẹ nên kéo bớt rèm và hạn chế tối đa tiếng ồn. Tập ngủ ngoan cho bé từ nhỏ sẽ khiến bé đỡ quấy khóc và hình thành thói quen tốt sau này.

Được tổng hợp bởi suckhoethainhi.info

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.