Cập nhật vào 21/06
Mang thai là điều vô cùng thiêng liêng đối với bất kì người phụ nữ nào nhưng thường thì các chị em rất khó để phát hiện ra mình mang thai ở thời kì đầu. Đa số đều biết mình đã có thai sau khoảng một tuần chậm chu kì kinh nguyệt hoặc cơ thể tiết ra hormone đặc biệt, vì thế k có sự chuẩn bị và thay đổi chế độ dinh dưỡng trước đó kịp thời. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho chị em về thời gian sớm nhất để nhận biết mình có thai và các dấu hiệu thay đổi của cơ thể.
Sau bao lâu thì biết mình có thai?
bình thường, số thời gian để tinh dịch thụ thai chỉ kéo dài từ 24 – 36 giờ Tức là khoảng 1- 2 ngày sau lúc quan hệ tình dục. Tuy nhiên, bạn vẫn không thực sự có bầu khi chưa có phôi thai.
Qua trình biến thành phôi thai như sau: ngay sau khi tinh trùng được thụ tinh trong trứng sẽ hình thành các tế bào thường gọi là hợp tử. Hợp tử liên tiếp phân đôi và trong tầm 4 ngày sẽ tạo ra được một khối bao gồm 100 các cấu trúc tế bào.
Đến vào cuối tuần đầu tiên sau lúc quan hệ tình dục, khối này sẽ làm tổ ở nội mạc tử cung và có tên thường gọi là phôi thai, công việc thụ thai hoàn tất.
Như vậy sau khoảng từ 7 – 10 ngày lúc xuất hiện những dấu hiệu mang thai mà chúng ta có thể nhận biết. Tùy vào tình trạng cơ thể của mỗi người mà có những dấu hiệu khác nhau.
Xem thêm:
- Cách tính ngày rụng trứng để sinh con gái.
- Chia sẻ kinh nghiệm để sinh con trai theo ý muốn.
- Yêu vào ngày nào dễ thụ thai hơn.
Các Dấu hiệu nhận biết khi mang thai:
Thông thường có 2 phương pháp phổ biến được dùng khi các chị em muốn biết mình có thai hay không là xét nghiệm máu và kiểm tra nước tiểu
- Đối với xét nghiệm máu:
Thời điểm tốt nhất để thực hiện xét nghiệm máu là khoảng từ 7 – 12 ngày sau khi quan hệ. Phương pháp này hiệu quả hơn xét nghiệm nước tiểu và kết quả gần như chính xác tuyệt đối chỉ trong vòng 9 – 10 ngày sau khi trứng được thụ tinh.
- Đồi với xét nghiệm nước tiểu:
Đây là một trong những phương pháp thử đơn giản và lâu đời nhất được sử dụng. Phương pháp này thực hiện bằng cách cho nước tiểu của phụ nữa tiếp xúc với một thanh đặc biệt – thường được gọi là “ que thử thai”. Sau vài phút dấu hiệu xuất hiện trên thanh đó sẽ cho bạn biết mình có thai hay không. Phương pháp này rất đơn giản và bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Thời gian tốt nhất để thực hiện phương pháp này đó là khoảng 1 tuần sau khi chậm kinh.
Nhưng hãy chú ý khi sử dụng phương pháp này vì kết quả thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vì vậy vẫn có khoảng 25% người bị nhầm mình đã mang thai sau khi thử.
Ngoài ra còn có các dấu hiệu nhận biết do sự thay đổi của cơ thể dưới đây.
10 thay đổi của cơ thể mẹ khi mang bầu:
Cảm giác mệt mỏi:
Sau thời gian giao hợp khoảng một tuần, mặc dù chưa đến ngày có kinh lại, nhưng cảm giác của mẹ mệt mỏi toàn thân, không muốn làm việc hoặc thậm chí làm việc nhẹ nhàng nhưng toàn thân mệt mỏi chỉ muốn nằm nghỉ hay cảm giác rất buồn ngủ. Nguyên do là sau khi trứng đã được thụ tinh, nồng độ progesterone tăng cao làm giãn các cơ trơn, đồng thời giúp cho trứng được thụ tinh di chuyển vào buồng tử cung làm tổ( bình thường trứng thụ tinh tại 1/3 ngoài vòi trứng) và nuôi dưỡng trứng thị tinh trở thành phôi thai. Nên làm chị em có dấu hiệu mệt mỏi. Đây là hiện tượng có thai sớm nhất. Cách khắc phục là nên nằm nghỉ ngơi thư giãn và ăn uống bồi bổ.
Đi tiểu nhiều hơn:
Trong tuần đầu tiên dấu hiệu có thai sớm, chị em sẽ có cảm giác đi tiểu nhiều lần trong ngày, trung bình 4 – 6 lần/ngày. Mỗi lần đi tiểu lượng ít, không có dấu hiệu bất thường của đi tiểu như tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu đau. Do chị em có thai sẽ kích thích bàng quang làm cho bạn đi tiểu nhiều hơn, dấu hiệu không xảy ra thường xuyên. Các chị em không cần phải xử trí.
Ra huyết âm đạo lượng rất ít:
Đây là dấu hiệu xuất hiện vào những ngày cuối của tuần đầu mang thai, khi trứng thụ tinh di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ, trứng thụ tinh sẽ chui xuống lớp niêm mạc dày của buồng tử cung gọi là hiện tượng cấy ghép, sẽ gây ra xuất huyết ít. Đây cũng là triệu chứng có thể xảy ra với người này, cũng không xảy ra với người khác. Nhưng trong trường hợp ra huyết âm đạo nhiều hơn kèm đau bụng thì đó là dấu hiệu bất thường cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa sản ngay.
- Bầu vú căng và đau:
Do tăng nội tiết tố progesteron sau thụ thai làm cho các nang tuyến vú phát triển để chuẩn bị cho việc tiết sữa sau này. Dấu hiệu căng và đau 2 bầu vú kéo dài từ tuần đầu tiên sang tuần thứ 6. Mức độ cũng đau nhẹ nên chị em có thể chịu đựng được không cần phải dùng thuốc. Sau thời gian này dấu hiệu trên sẽ hết.
Đau đầu:
Đây là dấu hiệu xảy ra ở khoảng 20% mẹ có thai, dấu hiệu mang thai sớm này xảy ra trong tuần đầu, kéo dài 1 – 6 tuần, mức độ đau đầu nhẹ, đau khắp đầu. Các bạn nên nằm nghỉ ngơi, nghe nhạc êm dịu. Trong trường hợp đau đầu nhiều có thể uống 1 viên Paracetamol 0,5g/viên. Chị em cũng không nên dùng thuốc nhiều. Để an tâm thì có thể đến gặp bác sĩ.
Chậm kinh:
Đây là một trong những triệu chứng mang thai sớm mà rất dễ để nhận biết, sau khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai nếu bạn bị chậm kinh khoảng 7 – 10 ngày thì cần sử dụng que thử thai để kiểm tra hoặc đến các cơ sở siêu âm để có kết quả chính xác nhất.
Thay đổi cách ăn uống:
Tự nhiên có cảm giác thèm ăn những món ăn lạ như thèm ăn chua nhiều, thèm ăn chè ngọt nhiều … đây là dấu hiệu có thai sớm, khi mẹ mang “mầm sống”, để tồn tại được “mầm sống” phải thích nghi làm thay đổi hệ thần kinh giao cảm của mẹ gây ra thay đổi cách ăn uống hàng ngày của mẹ. Dấu hiệu này xuất hiện ngay trong tuần tiên có thai và có thể kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Dấu hiệu buồn nôn:
Theo sau dấu hiệu thay đổi món ăn là triệu chứng của buồn nôn và nôn ói mỗi khi các chị em ngửi thấy mùi thức ăn hay sau khi ăn cảm thấy buồn nôn và nôn. Dấu hiệu buồn nôn và nôn ói gọi là dấu hiệu nghén trong thai kỳ. Dấu hiệu này cũng kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuần đầu tiên khi có thai thì nhẹ, sang những tuần lễ tiếp theo dấu hiệu nghén sẽ nhiều hơn. Cách xử trí: Bạn nên ăn những thức ăn lỏng như cháo, soup, sữa… Trong trường hợp nặng có thể phải truyền tĩnh mạch các dung dịch nước và các chất điện giải như: Ringet Lactate, Natrichlorua 0,9%, glucose 5%, kết hợp dùng thuốc chống ói như Priperan 10 mg/ống tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm.
- Tâm lý thất thường:
Tâm lý thất thường thường được cho là một trong những dấu hiệu thường gặp ở chị em phụ nữ khi mang thai. Nhiều người thường rất nhạy cảm ở giai đoạn này, buồn vui thất thường, đôi khi lo lắng thái quá, tức giận vô cớ. Đây là những biểu hiện có thai hết sức bình thường, tuy nhiên cần lưu ý để tránh rơi vào tình trạng trầm cảm dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Người thân trong gia đình cần an ủi động viên để mẹ bầu có cái nhìn lạc quan hơn.
Dễ bị choáng ngất:
Khi mang thai nhịp tim của thai phụ sẽ rất nhanh và tốc độ bơm máu tăng lên nhiều lần so với bình thường. Như vậy hệ thống tim mạch sẽ không bắt kịp những thay đổi đó khiến bạn dễ bị chóng mặt, khó thở, đau đầu…Ngoài ra huyết áp của thai phụ trong thời kì mang thai sẽ giảm xuống thất thường khiến bạn dễ bị chóng mặt và ngất xỉu. Nếu đang khỏe mạnh mà tự nhiên thấy khó thở, mệt mỏi và dễ ngất xỉu thì nên nghĩ rằng có thể bạn đã mang thai rồi.
Trên đây là 10 dấu hiệu nhận biết có thái thường gặp nhất. Các dấu hiệu này có thể xuất hiện ít nhiều, nặng nhẹ tùy vào thể trạng từng người. Một số phụ nữ có thể có hầu hết các triệu chứng mang thai kể trên, trong khi số khác thì chỉ có một hay vài triệu chứng. Kể cả khi đã có đủ 10 triệu chứng, cách nhận biết có thai chính xác sau cùng là nên đến bệnh việc hoặc trung tâm y tế uy tín để xác định khả năng mang thai của mình. Càng phát hiện có thai sớm, bạn càng yên tâm theo dõi và có chế độ chăm sóc thai kỳ phù hợp nhất.