Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Tác hại của khoai tây mọc mầm đối với bà bầu

0

Cập nhật vào 21/06

Khoai tây là thực phẩm dinh dưỡng, tuy nhiên mẹ bầu lại không nên ăn khoai tây đặc biệt là những củ khoai tây đã bị mọc mầm. Vì trong khoai tây có chứa độc tố solaninne, chất độc này nếu tích tụ trong cơ thể sẽ khiến thai nhi bị dị tật dị dạng rất nguy hiểm. Dưới đây là các tác hại của khoai tây đã mọc mầm và các cách tránh bị ngộ độc khi ăn khoai tây, cách chọn lựa bảo quản khoai tây tốt nhất.

Tác hại của củ khoai tây đã mọc mầm

tac-hai-cua-khoai-tay-moc-mam

Khoai tây là thực phẩm quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên hiểu và sử dụng khoai tây đúng cách cũng rất cần thiết.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết: trong các loại rau, củ mà con người sử dụng làm thực phẩm gần như chỉ có khoai tây mọc mầm là độc.

Trong mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Chất độc này sẽ tập trung ở phần chân mầm, ở lớp vỏ xanh phía ngoài làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được. Hàm lượng solanine trong mầm (1,34gr/kg) cao hơn nhiều trong ruột khoai tây (0,04-0,07gr/kg) hoặc trong vỏ (0,03-0,05gr/kg ).

Chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm khi bị trúng độc người bệnh có biểu hiện đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy… Trường hợp nặng thì co giật, hôn mê, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Bên cạnh khoai tây mọc mầm hay có màng màu xanh, chúng ta cũng cần lưu ý những củ để lâu có vết thối, thâm, héo cũng không nên sử dụng để tranh ngộ độc do ancaloit gây ra.

xem thêm: 15 loại thực phẩm mẹ bầu không nên sử dụng.

Khoai tây mọc mầm độc hại như thế nào đối với mẹ bầu ?

Khi một củ khoai tây quá già, các chất tinh bột trong khoai được chuyển đổi thành các loại đường. Đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit gọi là solanine và chaconine-alpha. Các alcaloit thường tập trung trong thân, lá, mầm khoai tây cũng như khu vực vỏ màu da xanh lá cây của củ. Số lượng alcaloit phụ thuộc vào các điều kiện bảo quản và độ tuổi của khoai tây. Ăn khoai tây mọc mầm có thể khiến mắc các bệnh sau đây:

Dị tật thai nhi

Khoai tây chứa độc tố solaninne, chất này có thể tích luỹ trong cơ thể để gây ra dị tật thai nhi ở bà bầu. Chị em thường xuyên ăn khoai tây từ 44,2 – 252 g mỗi bữa có thể gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với thai nhi. Đặc biệt các độc tố này không hề biến mất trong quá trình rửa và chế biến khoai tây.

Dễ khiến trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân

Tinh bột của khoai tây khi được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra acrylamide khiến cho thai nhi sinh ra bị nhẹ cân, chu vi đầu nhỏ hơn bình thường. Chính điều này sẽ dẫn tới nguy cơ chậm phát triển về thể chất cho em bé. Các trẻ nhẹ cân thường phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, loãng xương, bệnh tim.

Bệnh béo phì

Do hàm lượng tinh bột có trong củ khoai tây cao, đồng thời có nhiều muối và chất béo trong khoai tây chiên chính là nguyên nhân dẫn tới chứng béo phì, cao huyết áp ở bà bầu. Để hạn chế tình trạng này bà bầu nên cân nhắc về hàm lượng ăn khoai tây trong thai kỳ sao cho phù hợp, đồng thời không nên ăn nhiều khoai tây chiên.

Các triệu chứng ngộ độc khoai tây

trieu-chung-ngo-doc-khoai-tay

Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu bạn ăn vỏ xanh trên củ hoặc các mầm khoai. Nếu ăn với lượng ít solanine và alpha-chaconine trong khoai tây gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Ngộ độc nặng hơn, các triệu chứng sẽ trầm trọng và đau đớn hơn.

Bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thần kinh cùng với các trục trặc về tiêu hóa như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại, đau bụng, nhìn kém, nôn…

Thời gian phục hồi sau ngộ độc khoai tây phụ thuộc vào số lượng alkaloid cũng như mức độ điều trị và trợ giúp y tế. Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài 1 – 3 ngày, có người phải nằm viện, thậm chí tử vong do ngộ độc khoai tây cũng đã được ghi nhận, mặc dù rất hiếm.

Cách lựa chọn và bảo quản khoai tây

cach-bao-quan-khoai-tay

Cẩn thận khi chọn tránh những củ đã mọc mầm vì quanh những mầm này có chứa chất độc sôlamin, có thể gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Dùng dao khoét thật sâu và bỏ hẳn phần quanh mầm này. Để hạn chế việc mọc mầm cần lưu trữ đúng cách, ăn sớm ngay sau khi đã mua, gọt vỏ và bỏ mầm xanh. Không nên ăn khoai tây đã mềm nhũn, cũ và mọc mầm. khoai mua về không nên để bên ngoài nơi có không khí ẩm mà nên trữ trong ngăn mát tủ lạnh.

 Chọn mua củ khoai màu vàng thì tốt hơn ngả sang trắng, củ cầm lên thấy nặng, lành lặn, vỏ trơn nhẵn sẽ tươi ngon hơn.

– Khi gọt vỏ khoai nếu thấy vệt màu xanh thì nên khoét bỏ.

– Nên chọn những củ đều nhau như vậy sẽ dễ chế biến theo mục đích nấu ăn của bạn.

– Để hạn chế ngộ độc, trước khi bỏ khoai vào chết biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.