Cập nhật vào 21/06
Lá ngải hay còn gọi là ngải cứu là một phương thuốc tốt, lành tính, có tác dụng trị mụn, thông máu, an thai, điều hòa kinh nguyệt…Nhưng lại mang một vị hăng đắng và rất khó để ăn, vì thế chúng thường được ăn kèm với các thực phẩm khác để vừa dễ ăn mà vẫn giữ được công dụng ban đầu. Hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu về công dụng và các bài thuốc liên quan đến lá ngải cho các mẹ bầu
Đặc điểm của cây ngải cứu:
Hình dạng:
Ngải cứu còn có tên gọi khác là thuốc cứu, ngải diệp, là một loại thực vật thuộc họ cúc. Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ.
Cây ngải cứu ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con.
Đặc tính hóa học:
Toàn cây Ngải cứu chứa tinh dầu có hàm lượng 0,20 – 0,34%. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là các monoterpen và sesquiterpen.
Trong Ngải cứu Việt Nam, có nhiều chất màu indigo – base, gần 50 hợp chất đã phân tích và xác định có trong lá chủ yếu là β caryophylen 24% và β cubedene 12% ( PROSEA -1999).
Các bài thuốc sử dụng lá ngải cứu cho mẹ bầu:
Trứng ngải cứu:
Ngải cứu không những được dùng để chữa bệnh mà còn được dùng làm thực phẩm chế biến các món ăn bổ dưỡng như trứng gà ngải cứu, gà tần ngải cứu, trứng lộn ngải cứu,….
Trứng gà vị mặn, lành tính, hơi tanh. Lòng đỏ trứng gà có vị ngọt, tính ấm, đi vào 3 kinh (tâm, tì, vị) có tác dụng dưỡng âm, bồi bổ khí huyết, an thai, trị kiết lỵ, ho hen, mát cổ họng, bồi bổ sau sinh, trị mất ngủ,…
Kết hợp ngải cứu với trứng gà tạo ra món ăn ngon, bổ dưỡng không chỉ có tác dụng bồi bổ cơ thể mà nó còn có tác dụng phòng ngừa và chữa bệnh rất tốt.
a, Nguyên liệu:
– Trứng gà: 2-3 quả (tùy thuộc vào số người ăn, các bạn nên chọn trứng gà ta sẽ bổ dưỡng và ngon hơn).
– Ngải cứu:3-5 ngọn ( mới đầu dùng rất ít vì chưa quen sẽ bị đắng).
– Dầu ăn (3 muỗng cafe).
– Gia vị: hành ( 2 củ), tiêu ( 1 muỗng cafe), nước mắm ( 2 thìa cafe).
b, Cách chế biến trứng ngải cứu:
Bước 1: Muốn làm trứng ngải cứu không bị đắng, bạn nên chọn lá ngải cứu còn non, lá nhỏ dẹt, thẳng.
Ngải cứu sau khi mua về các bạn nhặt lấy phần lá, bỏ cuống và lá úa héo, sau đó ngâm nước muối và rửa lại thật sạch, để ráo và thái sợi nhỏ.
Bước 2: Trứng gà đập ra bát và đánh đều tay, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi đánh bông trứng lên.
Bước 3: Trộn ngải cứu vào bát trứng trong bước 2 rồi khuấy đều đến khi trứng và lá ngải quện vào nhau, tạo thành một hỗn hợp đặc quánh.
Bước 4: Lấy chảo cho dầu đun nhỏ lửa, khi dầu sôi các bạn nhẹ nhàng cho hỗn hợp trứng và láng mỏng theo lòng chảo. Lưu ý không để dầu sôi vì khi đổ hỗn hợp trứng ngải cứu vào thì sẽ rất dễ bị cháy.
Bước 5: Rán trứng sao cho vàng mặt trên và trở mặt dưới của miếng trứng cho đều hai mặt là được. Cuối cùng các bạn cho trứng ra đĩa và cắt thành từng miếng vừa ăn.
c, Thưởng thức:
Lót giấy thấm dầu trên đĩa để giấy hút hết dầu thừa tránh bị ngấy.
Nên ăn khi còn nóng để không bị tanh.
Giảm đau lưng, đau hông:
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng ở bà bầu.
Nguyên nhân khách quan là do thay đổi tư thế trong quá trình mang thai với cái bụng ngày một lớn dần làm cho cột sống đoạn thắt lưng và đoạn cổ ưỡn ra trước, đoạn ngực và cùng cụt cong ra sau nhiều hơn
Nguyên nhân nữa là do lượng hormone thay đổi làm các khớp, dây chằng mềm và giãn ra đặc biệt là vùng chậu hông, khớp mu… làm cho khung chậu dễ thay đổi và gây đau thắt lưng. Biểu hiện rõ nhất ở giai đoạn mang thai ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Khoảng 99% chị em khi mang bầu đều bị chứng đau lưng, đau hông. Phương pháp chườm nóng lá ngải được nhiều mẹ bầu hiện nay ưa chuộng vì vừa dễ làm, không tốt thời gian lại an toàn và hiệu quả.
a, Nguyên liệu:
- 200g lá ngải.
- Muối hạt ( 2 nhúm).
- 1 chiếc khăn mỏng.
b, Cách làm:
Lá ngải nhặt bỏ phần úa, lấy ngọn và lá đem rửa sạch, để ráo nước, tiếp đó trộn với muối hạt rồi đem rang lên hoặc nướng nóng, bọc vào lớp khăn mỏng chườm lên vùng bị đau mỏi nhiều lần. Sử dụng trước khi chị em đi ngủ vào buổi tối. Lưu ý là không được để quá nóng vì có thể gây bỏng rát cho vùng da của bạn.
Khi chườm nóng bằng lá ngải cứu với muối không những giảm cơn đau mà còn có cảm giác dễ chịu như đang được massage cả mẹ và em bé sau đó rất nhanh chóng có được giấc ngủ ngon mà không còn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức suốt đêm. Chị em thường xuyên làm trong 2 tuần liên tiếp thì đến các tháng tiếp theo sẽ không còn bị đau nữa.
Ngải cứu an thai ( trường hợp ra máu, đau bụng):
a, Nguyên liệu:
- 16g lá ngải cứu.
- 16g tía tô.
- 600ml nước sạch.
b, Cách làm:
Cho lá ngải cứu và tía tô đã rửa sạch, để ráo vào ấm sắc. Đổ 600ml nước vào ấm, sắc lấy 100ml, chia làm 3 – 4 lần uống trong 1 ngày.
( nếu khó uống thì bạn có thể cho thêm chút đường).
- Lưu ý:
Ngải cứu có một đặc tính mà không một loại nào có thể thay thế được đó chính là chức năng đi trực tiếp vào tử cung, đưa khí huyết vào tử cung. Vì thế khi sử dụng ngải cứu khí huyết dồn mạnh về tử cung, khiến tử cung co bóp mạnh hơn điều này khiến cho tử cung được làm sạch và co bóp tốt hơn.
Đối với các mẹ bầu chưa được 3 tháng, thai nhi chưa bám chắc vào thành tử cung, nên việc co bóp mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng sau 3 tháng thì việc co bóp này lại rất tốt cho sức khỏe em bé phát triển. Vì thế các bà bầu nên sử dụng ngải cứu trước và sau 3 tháng mang bầu.
Để tích lũy thêm kiến thức về các loại món ăn, nên hay không nên sử dụng vào thời điểm mang bầu, chị em có thể tham khảo thêm các bài viết dưới đây:
Kết luận:
Như vậy chúng ta đã thấy ngải cứu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tùy vào thể trạng của mỗi người mà mẹ bầu có thể điều chỉnh tuần suất ăn ngải cứu của mình. Tốt hơn hết là vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé.