Cập nhật vào 08/08
Củ tam thất đã từ lâu được xem như một thần dược đại bổ của vùng sơn cước, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp ăn ngủ ngon và chống suy nhược cơ thể. Thế nhưng không phải loại tam thất nào cũng như nhau đâu nhé, đừng nhầm lẫn giữa hai loại tam thất bắc và tam thất nam, chúng đều là tam thất nhưng thật ra lại có nhiều điểm khác biệt đấy. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn chỉ ra những điểm khác biệt ấy để dễ dàng lựa chọn loại tam thất phù hợp với mục đích sử dụng của mình!
1. Sự khác nhau giữa tam thất bắc và tam thất nam về hình dáng cây
Cây tam thất bắc là loài cây thân thảo, có vòng đời dài, sống được lâu năm. Nó thuộc họ nhân sâm. Đặc điểm của cây có lá kép, hình chân vịt, mọc vòng cụm 3-4 lá, cuống lá khá dài và mỗi lá lại có 5 đến 7 lá chét hình mác. Mép lá hình răng cưa, có lông cứng thường mọc ở gân hai mặt lá. Rễ tam thất bắc là rễ củ, hình con quay.
Tam thất bắc ra hoa, mọc thành cụm hoa tán đơn, thường ở ngọn thân màu vàng nhạt. đài hoa có 5 răng ngắn, tràng hoa 5 cánh rộng ở phía dưới , 5 nhị, 2 ô bầu.
Quả tam thất bắc có hình cầu dẹt, khi chín đỏ mọng trông rất bắt mắt, hạt màu trắng.
Tam thất nam trông khác hoàn toàn với tam thất bắc, nó cũng là loài thân thảo, còn có tên gọi khác là tam thất gừng. Trong khi cùng có tên là tam thất nhưng nó lại thuộc họ gừng chứ không phải họ nhân sâm. Tam thất nam có thân rễ, các rễ con là rễ chỉ, mọc phân nhánh, củ xếp thành chuỗi và có ngấng ngang như củ rong, lá cây mọc thẳng, hình mắc thuôn dài và nhọn, màu tía hoặc màu lục, nâu pha tím,..
Hoa tam thất nam có màu trắng, họng vàng, thường mọc sát rễ, hình ống. Bầu hoa nhẵn, nhị không có chỉ nhị và lép.
2. Sự khác nhau về củ tam thất bắc và tam thất nam
Củ tam thất bắc trông giống củ nhân sâm, hình con quay, đôi khi lại hơi giống hình củ cà rốt. Chiều dài củ từ 2-4cm, tuy nhỏ bé những để tạo nên nó mất quá trình rất nhiều năm ròng. Đường kính củ chỉ rơi vào khoảng 1 đến 4 cm màu sắc thường là vàng xám, nâu xám.
Trông bề ngoài củ khá là nhiều vết sẹo (phần còn lại của rễ nhánh) chi chít các nếp nhăn dọc gián đoạn. Thêm vào đó là các u nhỏ phía trên củ, tương tự như ở gừng hay nghệ. Khi ta ăn vào, củ tam thất bắc có vị đắng chuyển dần sang ngọt, cứng, chắc.
Tam thất nam cho loại củ nhỏ như quả trứng cút và có vỏ nhẵn màu trắng vàng. Củ cứng, thịt củ màu trắng ngà.
3. Phân biệt bột củ tam thất nam và bột củ tam thất bắc
Thịt củ tam thất bắc có màu vàng xám nên cho ra loại bột có màu sắc tương tự. Khi ăn bột tam thất bắc ta thấy vị đăng đắng sau đó chuyển dần sang vị ngọt.
Bột tam thất bắc có màu vàng xám, vị đắng, hơi ngọt. Nó được xem như một bài thuốc, có giá trị bồi bổ cơ thể như một loại “nhân sâm” nhưng giá rẻ hơn nhiều. Có thể dùng bột tam thất bắc để làm đẹp da, chữa đau bụng kinh, lưu thông kinh mạch,…vvv
Trong khi đó, bột củ tam thất nam có vị đắng nhẹ và không hề cảm thấy vị ngọt, màu trắng ngà ngà.
Bột tam thất nam có màu trắng ngà, vị đắng nhẹ. Giá của loại tam thất này tuy rẻ hơn tam thất bắc rất nhiều nhưng không phải là không có công dụng về mặt y học đâu nhé! Sử dụng bột hay củ tam thất nam cũng giúp chúng ta cải thiện tình trạng tim mạch, chữa cảm cúm, côn trùng cắn nữa đó.
Với những chia sẻ trên của chúng tôi về khác biệt giữa tam thất Bắc và tam thất nam, hi vọng quý bạn đọc đã có được một cái nhìn tổng quan hơn để dễ dàng nhận ra sự khác nhau bằng mắt thường. Như vậy, tùy vào mục địch sử dụng và khả năng kinh tế của mình, hãy chọn cho mình loại tam thất phù hợp để sử dụng bạn nhé! Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc!
Để mua được củ tam thất Hà Giang chất lượng, bạn hãy tới cửa hàng Nông Sản Dũng Hà nhé!